Ai Sống Lâu Nhất Việt Nam

Ai Sống Lâu Nhất Việt Nam

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao nhưng sức khỏe yếu, trung bình 14 năm sống trong bệnh tật, nhiều người đồng mắc 3-6 bệnh nền.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao nhưng sức khỏe yếu, trung bình 14 năm sống trong bệnh tật, nhiều người đồng mắc 3-6 bệnh nền.

Làng Đúc Đồng Lộng Thượng – Hưng Yên

Nằm cách Hà Nội chừng 30km về phía Đông Nam, làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên được biết đến với nghề đúc đồng truyền thống. Các sản phẩm của làng được đúc tinh xảo đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước.

Không nhộn nhịp như làng Đại Bái, không tiếng tăm như làng Ngũ Xã, các sản phẩm đúc đồng Lộng Thượng mang dấu ấn và tiếng nói riêng. Thời điểm những năm 1990 xã Đại Đồng có 4 làng nghề đúc đồng, gồm: Văn Ổ, Xuân Phao, Lộng Thượng, Bùng Đông. Tuy nhiên, thợ làng Lộng Thượng có tay nghề cao hơn cả và vẫn giữ nghề cho đến ngày nay.

Ngày nay qua nhiều thăng trầm của lịch sử, làng đúc đồng Lộng Thượng không còn giữ được vị trí độc tôn như thời kì hoàng kim Lê- Trịnh nhưng vẫn còn đó những nét truyền thống rất riêng biệt. Nếu như ngày xưa Lộng Thượng chuyên sản xuất chuông và hạc thì nay sản phẩm đã có sự đa dạng hơn rất nhiều với những đỉnh, vạc, lư hương,…

Những năm gần đây, với sự xuất hiện của lớp nghệ nhân trẻ tài năng, làng nghề Lộng Thượng đang có sự hồi sinh mạnh mẽ để tìm lại thời kỳ vàng son đã qua.

Làng nghề đúc đồng Bằng Châu – Bình Định

Thôn Bằng Châu (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nghề đúc nơi đây, nhiều sản phẩm có giá trị đã được làm ra.

Ông tổ của nghề đúc đồng ở Bằng Châu là thiền sư Dương Không Lộ (1016 – 1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm, quê ở làng Hải Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thiền sư là người rất giỏi văn chương và y học. Thời đó, thái tử nhà Đường (Trung Quốc) bị bệnh nặng, không ai chữa khỏi nên vua Đường phải cho mời ông sang.

Do chữa khỏi bệnh cho thái tử nên ông được vua Đường ban thưởng tùy ý nhưng chỉ nhận đồng đen mang về. Về nước, ông mở nghề đúc đồng rồi sau đó đi khắp nơi để truyền nghề, trong đó có làng Bằng Châu. Vì vậy, dân làng đã tôn ông làm tổ nghề.

Làng Đúc Đồng Mỹ Đồng – Hải Phòng

Làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng đã có hàng trăm năm truyền đời. Xưa kia sản phẩm chủ yếu của làng nghề là lưỡi cày và một số sản phẩm dân dụng khác, được tạo ra từ việc thổi lò bằng ống hơi và đẩy bằng tay trong các hộ gia đình.

Năm 1938 có một con tàu ngoại quốc vào “ăn hàng” tại cảng Hải Phòng và bị hỏng bộ phận giữ thăng bằng đuôi, gọi là “con rùa đối trọng”, nặng khoảng 1 tấn. Nhận được thông tin này, bằng lòng say mê lao động và kinh nghiệm bao năm trong nghề, chủ lò của làng đã xin mẫu về đúc thử. Các bễ nấu trong làng được tập trung thành 8 lò nổi lửa liên tục.

Dưới bàn tay những người thợ lành nghề cùng với sự đồng tâm, hiệp lực của những người thợ, “con rùa đối trọng” hiện hữu trước sự ngỡ ngàng của cả chủ lẫn khách. Nghề đúc Mỹ Đồng từ đó mà vang xa.

Làng Đúc Đồng Ngũ Xã – Hà Nội

Từng là làng nghề đúc đồng nổi tiếng bậc nhất kinh thành Thăng Long, làng đúc đồng Ngũ Xã nay chỉ còn lại đúng 2 gia đình theo nghề. Hầu hết người dân ở đây đều đã chuyển đi nơi khác sinh sống hoặc phải bỏ nghề để chuyển sang nghề khác. “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã”

Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã (quận Ba Đình, Hà Nội) từng nổi tiếng cả trong và ngoài nước về nghệ thuật đúc đồng. Nói đến Ngũ Xã, người xưa nghĩ ngay đến nghề đúc tiền, đúc chuông, và những sản phẩm thờ tự thiêng liêng như Quan Thánh đền Trấn Vũ, Adida chùa Thần Quang, thánh Mẫu…

Điểm nổi bật của làng nghề là những sản phẩm đồng đúc liền khối với đủ mọi kích cỡ từ nhỏ đến lớn và cực kỳ lớn. Sản phẩm nổi bật nhất của làng nghề có lẽ là pho tượng Phật A Di Đà đặt tại chùa Ngũ Xã. Đây là bức tượng bằng đồng có khối lượng lớn thứ 2 Việt Nam.

Các sản phẩm đồng của làng Ngũ Xã làm ra luôn tạo được sự khác biệt với các sản phẩm nơi khác. Đó là “màu mắt cua” của đồng mà không phải làng đúc đồng nào cũng làm được. Đây là kết quả của việc kết hợp đồng, nhôm, chì theo một tỉ lệ chuẩn mực và bí truyền. Chính vì thế sản phẩm đồng Ngũ Xã không bị rỗ, bị phai, để hàng trăm năm vẫn bền vững như vậy.

Từ xưa làng nghề Ngũ Xã đã rất nổi tiếng cả trong và ngoài thành Thăng Long nhờ kỹ thuật đúc tượng đồng, trống đồng, đồ thờ bằng đồng, chuông đồng, tranh đồng với những nét tinh hoa bậc nhất. Huệ Chiến cũng đã từng tham quan và học hỏi kinh nghiệm của những người thợ tại làng Ngũ Xã.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử những sản phẩm đúc đồng của làng Ngũ Xã trước đây và cả hôm nay vẫn khẳng định được sự tinh xảo, tính nghệ thuật và thể hiện được tâm hồn của những nghệ nhân của kinh thành Thăng Long xưa và nay. Nhiều tác phẩm đã được coi là kiệt tác của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam.

Làng Nghề Đúc Đồng Tống Xá – Nam Định

Làng nghề đúc truyền thống Tống Xá – Vạn Điểm, xã Yên Xá , huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống lâu đời với thời gian phát triển gần 900 năm

Thuở xưa, làng Tống Xá chỉ đúc những mặt hàng đơn giản như đồ thờ cúng, đỉnh đồng, lư hương. Ngày nay, sản phẩm của làng nghề ngày càng đa dạng với những bức tượng Phật, danh nhân, lãnh tụ dân tộc.

Đặc biệt, phải kể đến những công trình lớn được ghi nhận đó là Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ cao 16,2m, nặng 220 tấn trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử. Dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội, người thợ đúc đồng Ý Yên lại được “chọn mặt gửi vàng” đúc tượng vua Lý Thái Tổ, cao 10,1m, nặng 45 tấn.

Ở công trình này, người thợ đúc đống Ý Yên đã sử dụng công nghệ đúc tượng liền khối cao gần 7m mà chỉ có 1 khuôn, 1 lần đúc- đây là bài toán hóc búa đối với nghề đúc trên Thế giới.

Đúc tượng 14 vị Vua thời Trần đặt tại quần thể di tích lịch sử văn hoá Thiên Trường, tượng Bác Hồ, tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối 35 tấn tại núi Non Nước (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tượng Tam thế Phật tổ Như Lai chùa Bái Đính (Ninh Bình) nặng 50 tấn… Ngoài các sản phẩm truyền thống như lư đồng, tượng đồng, các đồ kỷ niệm, đồ lễ, còn có các đồ lưu niệm vừa mang tính thẩm mỹ nghệ thuật lại lâu bền hiệu quả sử dụng cao. Đúc Đồng Huệ Chiến tự hào xuất thân từ cái nôi đúc truyền thống của Tống Xá và hiện có 2 cơ sở, 1 tại làng Tống Xá  và 1 tại làng Vạn Điểm, thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định.

Làng Đúc Đồng Phước Kiều – Quảng Nam

Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống của đất Quảng.Đi dọc theo quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Điện Phương, dọc hai bên đường du khách có thể nhìn thấy rất nhiều các cửa hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm của làng nghề.

Theo ghi chép lịch sử (Việt Nam gia phả), làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ, quê xã Đề Kiều, Tổng Bình Quân, châu Thất Truyền, phủ Tường Khánh, tỉnh Lạng Sơn; Trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.

Trải qua hàng trăm năm, làng đồng Phước Kiều (Quảng Nam) càng dày dạn kinh nghiệm, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị văn hoá cao và mang tính đặc trưng chuyên biệt mà cả nước không nơi nào làm được.