Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Mới Thành Lập

Các Doanh Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Mới Thành Lập

Với tiềm năng lớn của thị trường xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn kinh tế số, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mọc lên ngày càng nhiều. Khung pháp lý và các quy định liên quan được đặc biệt quan tâm: Điều kiện kinh doanh, ngành nghề, đăng ký thành lập,... là những vấn đề căn bản mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm vững.

Với tiềm năng lớn của thị trường xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn kinh tế số, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mọc lên ngày càng nhiều. Khung pháp lý và các quy định liên quan được đặc biệt quan tâm: Điều kiện kinh doanh, ngành nghề, đăng ký thành lập,... là những vấn đề căn bản mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm vững.

Điều kiện về hàng hóa xuất nhập khẩu

Điều kiện về hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:

- Hàng hóa đăng ký phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, không được quyền xuất khẩu theo các Điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.

- Riêng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III, Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì phải có giấy phép được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền kèm theo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

- Đối với các hàng hóa phải thông qua kiểm dịch, đảm bảo quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm: Phải có sự kiểm tra và chấp thuận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thực hiện xuất nhập khẩu.

Một số điều kiện khác được quy định tại Các Điều 37, 38, 38, 40 và Điều 41, Luật Doanh nghiệp năm 2020. Đồng thời khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý:

- Không trùng hoặc đặt tên gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó (tính trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam).

- Không được sử dụng ngôn từ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Không sử dụng các cụm từ trong cơ quan đoàn thể của Nhà nước.

Theo Điều 42, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều 6, Luật Nhà ở năm 2014, khi đặt trụ sở, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần lưu ý:

- Trụ sở phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới hành chính, có số điện thoại và thư điện tử (nếu có).

- Địa chỉ phải xác định rõ ràng số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, thôn, xóm,  ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Có 3 điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu.

Có 3 điều kiện chủ yếu để doanh nghiệp thành lập công ty xuất nhập khẩu:

Để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thương nhân phải đảm bảo:

- Là cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hợp tác xã và phải có đăng ký kinh doanh.

- Thương nhân thành lập công ty xuất nhập khẩu có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành xuất nhập khẩu phải đảm bảo thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Pháp luật không quy định cụ thể điều kiện về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy, số vốn để thành lập doanh nghiệp hoàn toàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có một số ngành nghề đặc biệt có quy định về vốn ký quỹ và vốn pháp định như bảo hiểm, bảo vệ, sản xuất phim,... Trong các lĩnh vực này, mức tối thiểu vốn điều lệ phải bằng với hai loại vốn này theo quy định.

Lưu ý: Vốn điều lệ của các công ty xuất nhập khẩu không bị ràng buộc bởi các loại vốn khác.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu có phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu không?

Không cần đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 8, Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của doanh nghiệp.

Mặt khác, theo Điều 3, Nghị định 69/2018/NĐ-CP:

“1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh Mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.”

Như vậy, xuất nhập khẩu không được quy định là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trên đây là khái niệm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các quy định về điều kiện thành lập, đăng ký ngành nghề kinh doanh. Kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có tiềm năng dồi dào về khả năng phát triển nên cần phải nắm được khung pháp lý để làm tiền đề thành lập và xây dựng doanh nghiệp vững chắc.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm khai báo hải quan ECUS, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và chuyển đổi số mạnh mẽ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần nâng cao năng lực, sáng tạo ra những giải pháp để giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tối ưu chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Mới đây, tại Kho ngoại quan, Cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác và nhập lô container đầu tiên vào kho ngoại quan theo giải pháp tối ưu chuỗi cung ứng.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp có ngành nghề xuất khẩu lao động, anh/chị có thể thao khảo những bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);

- Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;

- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

Sau khi nộp hố sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

Bước 4; Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa được phép hoạt động xuất khẩu lao động ngay mà phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội căn cứ theo Điều 11 Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Hồ sơ cấp Giấy phép gồm văn bản đề nghị của doanh nghiệp (theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) và các giấy tờ sau:

1. 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất.

2. Các giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.

3. 01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ.

4. 01 bản chính Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

5. 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.

6. Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

7. 01 bản sao Điều lệ Công ty.”

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp từ 2021: 7 điểm mới cần lưu ý

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!