Căn cứ theo Khoản 3, Điều 41, Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh năm 2022 sẽ được tính bằng 30% mức lương cơ sở.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 41, Luật bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh năm 2022 sẽ được tính bằng 30% mức lương cơ sở.
Em muốn hỏi về mức tiền dưỡng sức sau sinh ạ. Sau khi sinh công ty cho em nghỉ dưỡng sức sau sinh 5 ngày. Vậy 5 ngày này em được nhận bao nhiêu tiền ạ?
Theo Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định này có thể tính được mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản 05 ngày là 150% mức lương cơ sở.
Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng (Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Cho nên số tiền chế độ của chị được hưởng là 2.235.000 đồng.
Em sinh con phải phẫu thuật, em xin công ty cho nghỉ dưỡng sức hưởng chế độ. Công ty cho em nghỉ 6 ngày có đúng luật không ạ?
Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Theo quy định thì trường hợp sinh con phải phẫu thuật thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức tối đa là 07 ngày. Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Như vậy, công ty cho chị nghỉ 6 ngày dưỡng sức là đúng quy định.
Khi đi làm, bà đã hỏi công ty về chế độ nghỉ dưỡng sức thì được trả lời, bà không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức. Theo bà Thủy, việc bà đi làm sớm là do yêu cầu của công ty và thỏa thuận của hai bên. Vậy công ty giải thích trường hợp của bà như vậy có đúng theo quy định không? Câu hỏi của bà Thủy, luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau: Khoản 1 và khoản 4, Điều 157 Bộ Luật Lao động (BLLĐ) quy định: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH).
Điều 37 Luật BHXH quy định, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm với mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Trường hợp bà Cao Thị Thủy phản ánh, vừa qua bà nghỉ sinh con. Theo chế độ, bà được nghỉ 6 tháng, nhưng do công việc công ty thiếu người nên hơn 5 tháng bà đã đi làm. Trước khi đi làm, bà đã khám sức khỏe để chứng minh bản thân đủ sức khỏe để đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, việc đi làm sớm này không có hại cho sức khỏe. Như vậy, việc đi làm sớm 1 tháng trước khi hết thời gian nghỉ thai sản là phù hợp với quy định tại khoản 4, Điều 157 BLLĐ. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, bà vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH. Về chế độ nghỉ dưỡng sức theo quy định tại Điều 37 Luật BHXH, chế độ này chỉ áp dụng cho trường hợp lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì mới được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm với mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Bà Thủy đã có Giấy khám sức khỏe, chứng minh bà đủ sức khỏe để đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, việc đi làm sớm này không có hại cho sức khỏe. Do sau khi sinh sức khỏe của bà Thủy không còn yếu, đủ sức khỏe đi làm, không phải nghỉ tại gia đình hoặc nghỉ tại cơ sở tập trung theo chỉ định y khoa, nên trường hợp bà Thủy không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Việc Công ty giải thích trường hợp bà Thủy không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là có cơ sở, nhưng chưa cặn kẽ, rõ ràng./.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh là quyền lợi của lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi không đủ sức khỏe làm việc sau sinh. Vậy, hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh gồm những giấy tờ gì? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn đọc.
Hồ sơ hưởng dưỡng sức sau sinh gồm những gì?
Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019. Theo đó lao động nữ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh phải làm 01 bộ hồ theo quy định tại Khoản 5, Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh gồm:
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai; phục hồi sức khỏe.
Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.
Trong vòng 10 ngày sau khi người lao động được xác nhận đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh người sử dụng lao động sẽ phải lập hồ sơ gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết.
Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu 01B-HSB) do đơn vị sử dụng lao động lập.
Người sử dụng lao động lập danh sách người lao động hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu 01B-HSB.
Tại mục C người sử dụng điền đầy đủ các thông tin cần thiết.
Người sử dụng lao động điền đầy đủ thông tin tại mục C (Mẫu 01B-HSB).
Ngoài ra, để thuận lợi hơn trong việc thực hiện chế độ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh.