Lượng Khách Hàn Quốc Đến Việt Nam 2024

Lượng Khách Hàn Quốc Đến Việt Nam 2024

Theo cổng thông tin của Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc, từ tháng 1 đến tháng 11/2023, đã có 7.324.875 lượt khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam, tăng 220% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo cổng thông tin của Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc, từ tháng 1 đến tháng 11/2023, đã có 7.324.875 lượt khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam, tăng 220% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vì sao khách Trung Quốc đến chưa nhiều?

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thời điểm hiện tại ngành du lịch chưa nên kỳ vọng quá nhiều vào dòng khách Trung Quốc.

Thực tế, khách Trung Quốc thường đi đoàn rất đông với mức chi tiêu cao nên chúng tôi rất kỳ vọng vào thị trường này. Tuy nhiên, hiện ghi nhận thực tế thì lượng khách của thị trường này vào Việt Nam không cao.

Ông Đặng Thuận, giám đốc công ty lữ hành chuyên khách Trung Quốc cho biết, khách Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay được chia làm hai kiểu. Thứ nhất là khách vừa du lịch vừa kết hợp tìm đối tác, cơ hội đầu tư, số còn lại là du khách chi trả cao, tức khách du lịch nghỉ dưỡng thực thụ.

“Việc khách Trung Quốc quay lại là điều không chỉ doanh nghiệp lữ hành mừng mà các loại hình dịch vụ kèm theo cũng rất vui. Tuy nhiên, cả hai loại khách trên hiện không nhiều nên chưa thể khẳng định chắc chắn điều gì”, ông Thuận nói.

Cũng theo ông Thuận, thực tế Trung Quốc đã mở cửa hơn nhiều so với hồi dịch, nhưng thực tế phía chính quyền cũng áp dụng nhiều chính sách “khống chế” các công ty du lịch lữ hành nếu bán, liên kết tour ngoài nước.

“Kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19, vì vậy, người dân ưu tiên phục hồi kinh tế hơn là du lịch. Bằng chứng là dịp Tết Dương lịch chứng kiến sự bùng nổ du lịch nội địa ở Trung Quốc khi hàng trăm triệu người dân đi du lịch”, ông Thuận phân tích.

Trong khi đó, ông Đào Văn Tùng, Giám đốc Công ty lữ hành Ngọc Việt, cho biết dù có sự tăng trưởng khá nhanh thời gian gần đây, tuy nhiên về chất thì chưa như kỳ vọng.

“Khách thì có nhưng đa phần sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư chứ không phải nghỉ dưỡng. Doanh nghiệp cũng muốn mình tìm khách Việt để đưa sang Trung Quốc du lịch, vì bên họ đang có những chính sách ưu đãi tour, tuyến rất tốt”, ông Tùng nói và cho biết phải một thời gian nữa thị trường tỉ dân mới thật sự phục hồi.

Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ đón 4,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 4,3 triệu lượt khách du lịch nội địa. Đến năm 2030, ngành du lịch Khánh Hòa đặt mục tiêu đón bảy triệu lượt khách du lịch quốc tế và 6,8 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Lượng khách quốc tế 3 tháng đầu năm 2024 đều đạt trên 1,5 triệu lượt mỗi tháng và có xu hướng tăng, giúp thị trường khách quốc tế của Việt Nam gần như phục hồi hoàn toàn, thậm chí tăng so với cùng kỳ năm 2019 - năm được đánh giá là "hoàng kim của ngành du lịch Việt".

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, kết thúc tháng 3/2024, Việt Nam đón gần 1,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 4,4% so với tháng trước và tăng 78,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung quý I, lượng khách đạt hơn 4,6 triệu lượt, tăng 72% so với cùng kỳ 2023 và tăng 3,2% so với cùng kỳ 2019.

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với 1,2 triệu lượt (chiếm 26,6%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 890 nghìn lượt (chiếm 19%), tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí thứ 3 (300 nghìn lượt) và Mỹ (232 nghìn lượt). Trong tốp 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Nhật Bản (179 nghìn lượt), Malaysia (144 nghìn lượt), Úc (133 nghìn lượt), Thái Lan (119 nghìn lượt), Ấn Độ (116 nghìn lượt), Campuchia (114 nghìn lượt).

Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á tiếp tục tăng trưởng mạnh, là động lực chính cho sự phục hồi lượng khách quốc tế. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 534,5% so với cùng kỳ năm 2023, Hàn Quốc (+52%), Nhật Bản (+52,7%), Đài Loan (+127,3%). Các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng tốt, trong đó có Malaysia (+24,6%), Singapore (+8,6%), Campuchia (+19,1%), Philippines (+52,6%), Indonesia (+118,5%). Riêng thị trường Thái Lan giảm 18,3%.

Đáng chú ý, các thị trường ở châu Âu đều tăng trưởng sôi động, trong đó có các thị trường chính như Anh (+15%), Pháp (+29,3%), Đức (+15,8%). Bên cạnh đó là Italy (+27,1%), Tây Ban Nha (+26,1%), Nga (+7,9%). Đây đều là những thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày.

Xét theo thị trường từ các châu lục, quý I/2024, lượng khách quốc tế đã gần như phục hồi hoàn toàn và thậm chí tăng so với quý I/2019, trong đó lượng khách từ châu Úc đạt mức 120% so với cùng kỳ năm 2019; châu Á đạt mức 104%, châu Mỹ đạt mức 103% và châu Âu gần như phục hồi hoàn toàn, đạt mức 97%.

Ở châu Á, thị trường tiềm năng Ấn Độ đạt mức 304% so với trước dịch, Campuchia đạt mức 335%, Indonesia đạt mức 188%, Singapore đạt mức 122%. Ở Châu Âu, Tây Ban Nha đạt mức 123%, Đức đạt mức 108%, Anh đạt mức 102%. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng đã vượt mức năm 2019 (106%), Úc (122%).

Thị trường Trung Quốc năm 2023 phục hồi ở mức 30% so với năm 2019. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm 2024, mức độ phục hồi đã đạt 69%, cho thấy những tín hiệu khả quan. Nhìn chung, tiếp nối đà phục hồi của những tháng cuối năm 2023, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực. Đáng mừng, lượng khách 3 tháng qua đều đạt trên 1,5 triệu lượt mỗi tháng và có xu hướng tăng. Các thị trường phần lớn đã phục hồi hoàn toàn, thậm chí một số thị trường đã cao hơn mức năm 2019 - thời điểm trước dịch bệnh.

Theo Cục Du lịch Quốc gia, lượng khách quốc tế phục hồi mạnh mẽ nhờ hiệu quả của chính sách thị thực thuận lợi, chương trình kích cầu xúc tiến du lịch đã dần phát huy hiệu quả. Đây là những tín hiệu lạc quan đối với ngành du lịch Việt Nam. Cục Du lịch Quốc gia kỳ vọng đà tăng trưởng sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới, là cơ sở để ngành hoàn thành mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Năm 2024, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, 110 triệu du khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 850.000 tỷ đồng. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng toàn ngành cần thực hiện tốt việc truyền thông, xúc tiến quảng bá trong tình hình mới, cần xác định rõ thị trường mục tiêu, tăng cường tiếp cận trực tiếp khách hàng để cung cấp thông tin điểm đến. Mặt khác, ngành Du lịch cần tăng cường hợp tác với các Bộ, ngành, Trung ương với địa phương, Nhà nước với doanh nghiệp để triển khai hoạt động truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch.

Hiện, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đang nghiên cứu, tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình cấp có thẩm quyền để chỉnh sửa các quy định liên quan đến hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá, hỗ trợ phát triển du lịch. Đồng thời, cần đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường nguồn lực để xúc tiến quảng bá tầm quốc gia, quốc tế.

Ngoài quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách đến, bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản ăn, ở, đi lại thì cần phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng để kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách.../.