Tên sản phẩm: Nước Mắm Thuận Phát Cá Cơm 40N 610Ml Khối lượng tịnh / Thể tích thực / Kích thước: 610Ml Màu sắc: Xuất xứ: Việt Nam Thành phần: Cá cơm(>85%), muối, chất điều vị: Monosodium Glutamate(621), Disodium 5 - Guanylate(627), Disodium 5 - Inosinate(631),... Hướng dẫn sử dụng: Dùng để chấm trực tiếp với thức ăn hoặc thêm tỏi, ớt vào và pha chế cho vừa khẩu vị của từng người hoặc làm gia vị cho ướp, tẩm, chiên, xào, nấu... Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đậy kín sau mỗi lần sử dụng. Địa chỉ NPP: Thời gian bảo hành: Xem trên bao bì Nước Mắm Thuận Phát Cá Cơm 40N 610Ml là loại nước mắm hảo hạng đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm nay bởi hương vị thơm ngon và là sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, được đại đa số khách hàng lựa chọn làm nguyên liệu chế biến các món ăn cho gia đình mỗi ngày. Nước Mắm Thuận Phát Cá Cơm 40N 610Ml có thành phần chính là tinh cốt cá cơm kết hợp cùng một số gia vị khác mang đến cho khách hàng một loại nước mắm đặc biệt thơm ngon. Với phương pháp chế biến truyền thống lâu đời của người Việt, đã tạo nên một loại nước mắm thơm ngon, bổ dưỡng. Hơn nữa quá trình sản xuất luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn Nước Mắm Thuận Phát Cá Cơm 40N 620Ml làm nguyên liệu để chế biến các món ăn thường ngày cho cả gia đình.
Tên sản phẩm: Nước Mắm Thuận Phát Cá Cơm 40N 610Ml Khối lượng tịnh / Thể tích thực / Kích thước: 610Ml Màu sắc: Xuất xứ: Việt Nam Thành phần: Cá cơm(>85%), muối, chất điều vị: Monosodium Glutamate(621), Disodium 5 - Guanylate(627), Disodium 5 - Inosinate(631),... Hướng dẫn sử dụng: Dùng để chấm trực tiếp với thức ăn hoặc thêm tỏi, ớt vào và pha chế cho vừa khẩu vị của từng người hoặc làm gia vị cho ướp, tẩm, chiên, xào, nấu... Hướng dẫn bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đậy kín sau mỗi lần sử dụng. Địa chỉ NPP: Thời gian bảo hành: Xem trên bao bì Nước Mắm Thuận Phát Cá Cơm 40N 610Ml là loại nước mắm hảo hạng đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm nay bởi hương vị thơm ngon và là sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, được đại đa số khách hàng lựa chọn làm nguyên liệu chế biến các món ăn cho gia đình mỗi ngày. Nước Mắm Thuận Phát Cá Cơm 40N 610Ml có thành phần chính là tinh cốt cá cơm kết hợp cùng một số gia vị khác mang đến cho khách hàng một loại nước mắm đặc biệt thơm ngon. Với phương pháp chế biến truyền thống lâu đời của người Việt, đã tạo nên một loại nước mắm thơm ngon, bổ dưỡng. Hơn nữa quá trình sản xuất luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn Nước Mắm Thuận Phát Cá Cơm 40N 620Ml làm nguyên liệu để chế biến các món ăn thường ngày cho cả gia đình.
Người La Mã Xưa sau khi đánh bắt xong, họ lọc bỏ xương cá và cho cá, máu cá, ruột cá tất cả vào trong nước muối, để Garum được thơm hơn họ cho thêm các loại rau mùi, Và họ đem nhũng bình gốm đụng Garum phơi dưới nắng qua nhiều ngày, để lên men dậy mùi. Khi cá rục, những người La Mã ép lấy nước cốt và sử dụng làm gia vị. Ban đầu người ta lên men garum bằng cách ủ các phần thừa như ruột cá, mang cá, vây cá… trong muối. Lúc đó, người ta cũng gọi Garum là liquamen nhưng từ Garum được dùng phổ biến hơn. Dần dà người La Mã lên men Garum với các loại cá mắc tiền hơn, từ chỉ ủ ruột cá, xương và vây cá thì họ chuyển sang ủ Garum bằng các mẻ cá nguyên con. Nguyên liệu càng xịn thì Garum càng đắt tiền, và thời ấy, người La Mã niêm yết đủ loại giá cho Garum như rượu bia bây giờ.
Thời đó, loại Garum ngon nhất chính là loại Garum được lên men từ cá thu tại thành phố Carthage (thành phố cổ tại Bắc Phi) và có tên là garum nigrum hay còn gọi là Garum đen. Những loại Garum được ủ bằng ruột cá, vây mang thừa thải sẽ giống như bia rẻ tiền thời nay, loại Garum rẻ tiền chủ yếu dành cho dân lao động hoặc nô lệ. Garum được lên men từ cá ngon, mực ngon sẽ đắt ngang rượu vang xịn. Nếu tính theo giá trị thời nay, một chai nước mắm ngon từ cá dành cho tầng lớp quý tộc thời ấy sẽ có giá xấp xỉ 500 USD thời nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của Garum, đế chế La Mã đã đem Garum đi trao đổi buôn bán với các nước khác. Các nhà khảo cổ tin rằng nhờ giao dịch vận chuyển trên con đường tơ lụa mà garum đã đến với châu Á.
Lịch sử nước mắm đã bắt nguồn từ hơn 2,000 năm trước. Vào thời kì La Mã, xuất hiện một loại gia vị đặc biệt gần giống nước mắm ngày nay, có tên là garum. Garum được tìm thấy đầu tiên ở Hy Lạp, trong những chiếc vò cổ trên các con tàu bị đắm. Sau đó, người ta dần phát hiện ra các xưởng sản xuất Garum cổ tại Ý, với qui mô lớn nhất là ở Pompeii. Ngày nay, các bình gốm đựng Garum vẫn được trưng bày trong bảo tàng ở thành phố Pompeii.
Các nhà khoa học đã phân tích vài mẫu garum cổ còn sót lại. Kết quả, các acid amin, chất mặn ngọt có trong Garum giống với các thành phần của nước mắm chúng ta đang ăn. Người La Mã dùng cá cơm, cá thu, cá ngừ,…bỏ xương và giữ nguyên nội tạng, ướp với muối trắng và thảo dược. Phơi cho hỗn hợp lên men, rồi ép lấy nước cốt, đó chính là Garum. Do sự quý hiếm của muối ở Châu Âu, nên một bình gốm Garum thời ấy có giá rất đắt, xấp xỉ 500USD thời nay.
Sau gần 50 năm bị lãng quên, nước mắm tĩn Phan Thiết đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Tuy nhiên, bảo tàng Làng Chài Xưa vẫn còn đủ tư liệu và nghệ nhân để khôi phục lại hương vị nước mắm 300 năm ấy. Được kéo rút trực tiếp từ thùng lều gỗ chín chậm với cá cơm than to béo tươi và muối tinh khiết, nước mắm Tĩn ngày nay là loại nước mắm rin nguyên chất làm từ những giọt “nước mắm nhỉ nước đầu” quý giá hơn cả nước mắm nhỉ thông thường. Đặc trưng của nước mắm Tĩn là sự sánh đặc thịt cá, hậu vị dịu ngọt và hương vị thơm ngon đọng rất lâu trong cổ họng, mà chỉ cần ăn không với cơm trắng, cũng đủ ngon hơn nhiều sơn hào hải vị.
Đặc biệt, khi được đựng trong tĩn gốm, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nước mắm Tĩn sẽ được lên men lần 2, khiến hương vị càng thêm đậm đà.
Nước mắm Tĩn ngày nay sẽ là cầu nối cho những giá trị truyền thống từng bị đứt gãy của nước mắm Việt. Hơn thế, với sự ra đời của bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa, hi vọng gu nước mắm truyền thống sẽ trở lại và nước mắm sẽ được trân trọng như vật báu quốc gia, đầy tinh túy và rất riêng của người Việt.
Mua nước mắm rin trong Tĩn gốm của Phan Thiết tại đây: https://nuocmamtin.com/product/nuoc-mam-tin-nhan-xua/
Hoặc mua trực tiếp tại Tiki để được giao hàng tận nơi: https://tiki.vn/cua-hang/nuoc-mam-tin
Hoặc xem thêm đại lý của nước mắm Tĩn tại đây: https://nuocmamtin.com/dai-ly/
Xem thêm bài ý nghĩa họa tiết được vẽ trên tĩn nước mắm: https://nuocmamtin.com/y-nghiia-cac-hoa-tiet-tren-tin-nuoc-mam/
Thưa ông, thời gian gần đây có nhiều ý kiến đề xuất xoá độc quyền sản xuất vàng miếng SJC để thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng SJC với các loại vàng khác, cũng như giữa giá vàng SJC so với giá quốc tế. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Cách đây 12 năm, mặc dù vẫn có chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế nhưng cũng phải thừa nhận rằng sự chênh lệch này không quá lớn so với hiện nay tính cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối.
Dữ liệu giá vàng trong nước và thế giới cho thấy chênh lệch chỉ thực sự biến động mạnh trong vài năm trở lại đây và có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, việc vàng đang đi vào xu hướng tăng giá trong trung hạn và làm gia tăng đột biến nhu cầu về vàng trong khi nguồn cung trong nước không tăng là nguyên nhân chính dẫn đến yếu tố trên.
Do đó, việc phá bỏ độc quyền có thể là một giải pháp để chuyển thị trường từ độc quyền sang cạnh tranh, khi có nhiều người bán hơn, nguồn cung dồi dào hơn thì giá có thể giảm.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý là nếu thị trường từ độc quyền chuyển sang độc quyền nhóm, tức chỉ một số doanh nghiệp được phép kinh doanh và phân phối vàng miếng thì cấu trúc thị trường cũng sẽ không thay đổi quá nhiều khi các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn có thể thống nhất giá với nhau để cùng có lợi chung. Nên đây có thể là giải pháp làm hạ nhiệt giá vàng nhưng chưa hẳn là giải pháp tốt nhất.
Bên cạnh đó, việc phá bỏ độc quyền vàng miếng cũng cần đi đôi với việc cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trở lại, vì nhu cầu vàng trong nước tăng cao trong khi nguồn cung trong nước không nhiều nên không nhập khẩu vàng thì cũng sẽ khó có nguồn để sản xuất vàng miếng, và các nhà vàng vẫn sẽ ưu tiên sản xuất vàng trang sức có lợi nhuận cao hơn.
Trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay, việc nhập khẩu vàng tác động thế nào đến cung – cầu ngoại tệ và tỷ giá, thưa ông?
Theo tôi, đây là cách để bình ổn thị trường nhanh nhất và hạn chế được tình trạng nhập lậu vàng đang rất nhức nhối hiện nay, cũng như làm cho tỷ giá thị trường "chợ đen' trong thời gian qua luôn nóng sốt và cao hơn so với tỷ giá trong ngân hàng.
Tuy nhiên việc nhập khẩu vàng cần nhập khẩu theo quota (hạn ngạch), tức Ngân hàng Nhà nước sẽ cân đối dựa trên thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối hàng năm để cấp hạn mức nhập khẩu vàng phù hợp, tránh việc dùng nguồn lực ngoại tệ quá lớn cho việc nhập khẩu vàng có thể ảnh hưởng đến cán cân thanh toán cũng như tỷ giá của Việt Nam. Cũng như cần chắt chiu lượng dự trữ ngoại hối hiện tại để ưu tiên cho các việc quan trọng hơn là bình ổn giá vàng, một sản phẩm không thiết yếu và không hỗ trợ gì nhiều cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nếu không muốn nói là rào cản trong việc huy động nguồn lực trong nền kinh tế cho tăng trưởng.
Liệu Nhà nước có thể chuyển từ quản lý từ chính sách quản lý bằng hạn ngạch (quota) sang quản lý thông qua thuế xuất nhập khẩu? Nghĩa là nếu Nhà nước không muốn khuyến khích nhập khẩu vàng thì đánh thuế cao và ngược lại, thưa ông?
"Nếu người dân làm bao nhiêu mua vàng bấy nhiêu, thì nguồn vốn đâu để tái đầu tư sản xuất kinh doanh? Lúc đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề nhập siêu và áp lực tỷ giá khi phần lớn ngoại tệ dùng cho việc nhập vàng".
Việc điều hành bằng hạn ngạch hay đánh thuế đều sẽ có hạn chế. Nếu giá nhập chính ngạch quá cao, hoặc hết quota để nhập thì các tiệm vàng trong nước sẽ tiếp tục nhập vàng qua đường tiểu ngạch, và điều này rất khó quản lý. Vừa qua chúng ta thấy chỉ mới phát hiện 1 đường dây buôn lậu vàng thôi mà giá trị đã lên đến 6 tấn vàng, và chắc chắn đó không phải là đường dây duy nhất tại Việt Nam hiện nay.
Ngoài nhập khẩu vàng vật chất, có ý kiến cho rằng một cách khác để đáp ứng nguồn cung vàng trong nước là phát triển các sản phẩm vàng phi vật chất, mô hình sàn giao dịch vàng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi không thực sự đồng tình với quan điểm này. Trước đây chúng ta cũng đã phải đóng các sàn vàng tài khoản bởi những hệ lụy của nó đối với xã hội, cơ bản nó chính là một sòng bạc nơi mọi người cá cược với nhau giá vàng tăng hay giảm và với đòn bẩy cực lớn, người thắng thì ít và người thắng cuối cùng chắc hẳn cũng sẽ là nhà cái, chủ sàn vàng ảo hay vàng tài khoản.
Do vậy, nếu có xây dựng sàn vàng thì nó phải là sàn vàng vật chất thực sự, có giao nhận vàng. Việc xây dựng sàn vàng có thể giúp tránh tình trạng độc quyền cũng như lũng đoạn giá vàng như hiện nay. Nhưng không nên cho phép giao dịch vàng tài khoản vì nó có thể biến các sàn vàng này thành những nơi cá cược đúng nghĩa đen. Và khiến nguồn lực kinh tế chảy vào vàng và những trò đỏ đen thay vì vào nền kinh tế thực.
Theo ông, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ở mức nào là phù hợp? Làm thế nào để duy trì được mức chênh lệch hợp lý này trong dài hạn?
Theo tôi, chênh lệch khoảng vài triệu đồng như trước đây là phù hợp, tức giá vàng thế giới cộng thêm thuế phí và chi phí vận chuyển và một phần lời cho nhà kinh doanh vàng.
Để chênh lệch giá vàng thấp trong dài hạn thì cần xóa bỏ độc quyền, cho phép nhập khẩu vàng theo quota và nghiên cứu xây dựng sàn vàng vật chất để tránh tình trạng lũng đoạn và chi phối giá vàng trong nước.
Chúng ta cần phải vừa dung hòa và bình ổn thị trường vàng những cũng vẫn phải kìm hãm thị trường này để nó không trở nên quá phổ biến, vì vàng hóa nền kinh tế không hề tốt cho tăng trưởng kinh tế.
Nhiều người nói giao dịch vàng là tiền vẫn trong nền kinh tế khi người này chuyển nhượng cho người kia, và tiền trong nền kinh tế vẫn còn. Điều đó chỉ đúng đối với 1 nền kinh tế đóng, còn đối với nền kinh tế mở như Việt Nam, với nhu cầu vàng lớn thì tiền sẽ chuyển sang ngoại tệ và chảy ra nước ngoài qua những đường tiểu ngạch để vàng lậu vào Việt Nam.
Chính vì thế, nếu người dân làm bao nhiêu mua vàng bấy nhiêu, và nguồn vốn lại tiếp tục chảy ra ngoài thì thử hỏi nguồn vốn đâu để tái đầu tư sản xuất kinh doanh, và lúc đó chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề nhập siêu và áp lực tỷ giá khi phần lớn ngoại tệ phải dùng cho việc nhập vàng.
Do vậy, bên cạnh các giải pháp bình ổn thị trường vàng trong ngắn hạn, về dài hạn, Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp nhằm giảm sức hấp dẫn vàng trong nền kinh tế, loại bỏ vàng ra khỏi lưu thông.
Đây là điều mà các ngân hàng trung ương trên thế giới luôn cố gắng làm để gia tăng tính chủ động và hiệu quả trong chính sách tiền tệ cũng như tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước.