Thời Hạn Nộp Bctc Cho Cục Thống Kê

Thời Hạn Nộp Bctc Cho Cục Thống Kê

Thành phố Hà Nội thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trong bối cảnh có nhiều cơ hội, thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, kể cả tình huống mới chưa có tiền lệ. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp. Chủ nghĩa bảo hộ và cạnh tranh thương mại, đầu tư gia tăng. Thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề trên cấp độ toàn cầu, tác động sâu, rộng đến sản xuất và các mặt của đời sống xã hội. Thành phố quyết tâm thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cùng với thực hiện linh hoạt, sáng tạo các Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy và Đảng bộ Thành phố; Chương trình công tác toàn khóa; Nghị quyết của HĐND Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm. Với tinh thần năng động, chủ động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế - xã hội Thủ đô đã vượt qua khó khăn, nhất là đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và đạt được những kết quả nổi bật. 1. Tăng trưởng kinh tế Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng cả nước. Bình quân giai đoạn 2016-2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,38% (trong khung kế hoạch từ 7,3-7,8%). Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn trung bình giai đoạn 2016-2019, trong đó GRDP tăng 4,18%. Bình quân 5 năm 2016-2020, GRDP tăng 6,73%, tuy không đạt kế hoạch nhưng cao hơn mức tăng của cả nước (5,99%). Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành đạt 1,02 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 43,9 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người đạt 5.329 USD, gấp 1,28 lần so với năm 2015 và gấp 1,92 lần mức bình quân của cả nước[1]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 85,77% năm 2015 lên 86,74% năm 2020; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 2,54% giảm còn 2,24%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm từ 11,69% còn 11,02%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2016-2018 tăng bình quân 2,87%. Năm 2019, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, giá trị gia tăng ngành này giảm 0,09%, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 2,12%. Năm 2020, Thành phố chỉ đạo quyết liệt hoạt động tái đàn lợn và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, giá trị gia tăng ước tăng 4,54% và bình quân cả giai đoạn 2016-2020 tăng 2,60%. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực[2] theo hướng kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho nông dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, chăn nuôi quy mô lớn. Đồng thời chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây hàng năm 4.828,4 ha; chuyển sang trồng cây lâu năm 2.775,3 ha; chuyển sang nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa 1.775,2 ha. Duy trì trên 200 vùng sản xuất lúa tập trung với diện tích khoảng 40 nghìn ha; hình thành 47 vùng trồng hoa tập trung với quy mô từ 10-20 ha/vùng. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất hữu cơ. Hình thành 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực, trên 3.800 trại/trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đã có 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Khu vực công nghiệp và xây dựng bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 9,15%. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 6,48%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 8,61%. Trong đó: Ngành công nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 7,99%. Năm 2020 tăng 5,19%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 7,43%/năm. Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 91%). Có 117 sản phẩm của 77 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực; 12 doanh nghiệp trong Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Một số lĩnh vực công nghệ cao có bước phát triển khá như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rô-bốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) với 16 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; có 02 trên tổng số 05 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước, trong đó nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp (CCN) tiếp tục được phát triển, hiện có 9 khu công nghiệp đang hoạt động, diện tích 1.304 ha; 06 khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy 100%. Đã quy hoạch 159 CCN với tổng diện tích 3.039 ha, trong đó 70 CCN đang hoạt động ổn định với diện tích 1.583 ha, năm 2020 thành lập mới 43 CCN với diện tích 753,3 ha. Tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển; đã có 1.350 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục nghìn lao động, trong đó 313 làng được công nhận là làng nghề truyền thống. Lưới điện của Thành phố đảm bảo nhu cầu điện cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn với chất lượng điện và độ tin cậy được cải thiện đáng kể. Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 21,8 tỷ kWh, gấp 1,7 lần năm 2015 (tăng bình quân 11,1%/năm). Doanh nghiệp, người dân dẫn đầu cả nước trong phong trào thực hiện tiết kiệm điện; Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm, năm 2020 còn 3,72%. Ngành xây dựng tăng trưởng vượt trội với tốc độ trung bình 10,72%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 11,25%; năm 2020 tăng 8,66%), cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,49%), tỷ trọng trong GRDP tăng từ 6,42% năm 2015 lên 7,86% năm 2020, góp phần quan trọng tạo diện mạo đô thị mới, hiện đại cho Thủ đô. Khu vực dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 7,31%. Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các ngành dịch vụ tăng 3,83%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 6,6%. Hạ tầng thương mại nội địa được chú trọng phát triển[3]. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 đạt 584,5 nghìn tỷ đồng, gấp 1,55 lần năm 2015, tăng trung bình 9,15%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 10,83%/năm); các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh, chiếm khoảng 7,0% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm được kiểm soát[4], góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế vĩ mô cả nước. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 nhưng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 tăng cao hơn giai đoạn trước. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 44,2 tỷ USD, gấp 1,22 lần so với năm 2015, trong đó: Kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, trung bình giai đoạn 2016-2020 tăng 7,67%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 10,6%/năm); Kim ngạch nhập khẩu đạt 29 tỷ USD, trung bình giai đoạn 2016-2020 tăng 2,45%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 5,3%/năm). Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2019, Hà Nội đón 12,3 triệu lượt khách nội địa, 4,8 triệu lượt khách quốc tế[5]; Hà Nội xứng đáng vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất khu vực phía Bắc, một trung tâm lớn của cả nước và lọt top 10 điểm đến hàng đầu thế giới. Bình quân giai đoạn 2016-2019, khách nội địa tăng 7,5%/năm, khách quốc tế tăng 21,2%/năm và doanh thu du lịch[6] tăng 7,5%/năm. Năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, khách nội địa đạt 1,9 triệu lượt, khách quốc tế đạt 0,9 triệu lượt, giảm tương ứng là 84,5% và 81,8% so với năm 2019. Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng; lưu thông tiền tệ và các dòng vốn bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân đạt 15,3%/năm[7], tốc độ tăng dư nợ tín dụng đạt 12,23%/năm. Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đến hết năm 2020 dư nợ cho vay đạt 549,5 nghìn tỷ đồng. 100% ngân hàng đã triển khai dịch vụ internet banking, mobibanking; các loại ví điện tử, tiện ích thẻ được mở rộng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế Năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh được cải thiện rõ rệt. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 46% tăng trưởng GRDP. Năng suất lao động năm 2020 đạt 252,3 triệu đồng/lao động (giá hiện hành), gấp 2,29 lần bình quân cả nước (110,4 triệu đồng/người); tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2016-2019 đạt 6,16% (cả nước tăng 6,0%). Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, GRDP năm 2020 tăng thấp nên năng suất lao động tăng 4,33% (cả nước là 5,39%); trung bình 5 năm 2016-2020 tăng 5,79% (cả nước tăng 5,89%). Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 tăng 15 bậc so với năm 2015, lên vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Hiệu quả đầu tư từng bước được cải thiện, hệ số ICOR giảm từ 5,0 năm 2015 xuống còn 4,2 năm 2020; bình quân giai đoạn 2016-2020 là 4,95. Kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được chú trọng phát triển. Các yếu tố của kinh tế thị trường, các loại thị trường dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ… Quản lý tài sản công chặt chẽ, hiệu quả hơn. Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Thành phố được sắp xếp, đổi mới; hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên, giai đoạn 2016-2020 nộp ngân sách gấp 1,16 lần giai đoạn trước; góp phần giải quyết nhiều việc làm, thu nhập của người lao động năm 2020 tăng 1,2 lần so với năm 2015. Khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng, đóng góp 19,2% tổng thu nội địa trên địa bàn Thành phố. Môi trường kinh doanh thuận lợi hơn; hỗ trợ tích cực doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có bước phát triển, đóng góp trên 50% GRDP, tăng hơn 1,2 điểm % so với năm 2015, giải quyết khoảng 83% lao động xã hội. 3. Huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 1,7 triệu tỷ đồng, gấp 1,63 lần giai đoạn trước, bằng 38,89% GRDP, đạt mục tiêu đề ra. Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách với trên 2,8 nghìn dự án, vốn đăng ký trên 1,6 triệu tỷ đồng. Xã hội hóa đầu tư được đẩy mạnh, nhất là đối với các lĩnh vực: Cấp nước, bãi đỗ xe, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục, y tế... Cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét; khu vực nhà nước giảm từ 43,4% năm 2015 xuống còn 34,3% năm 2020; khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh, từ 45,9% lên 54,8%; khu vực đầu tư nước ngoài tăng từ 10,7% năm 2015 lên 10,9%. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 đạt 8,7 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước; năm 2020 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, đầu tư nước ngoài đạt 3,8 tỷ USD; lũy kế giai đoạn 2016-2020 đã thu hút trên 3,1 nghìn dự án FDI mới thành lập với tổng vốn đầu tư đăng ký 26,5 tỷ USD, gấp 4,2 lần giai đoạn 2011-2015, trung bình đạt 5,3 tỷ USD/năm; vốn đầu tư thực hiện trong kỳ đạt 12,4 tỷ USD[8]. Giai đoạn từ 2016 đến nay các doanh nghiệp FDI đã đóng góp thu ngân sách đạt 3,9 tỷ USD (10,4% thu ngân sách); đáp ứng việc làm trên 310,4 nghìn lao động (chiếm 11% số lao động trong các doanh nghiệp); Để đáp ứng đóng góp gần 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, góp phần tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng cho người lao động, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Lũy kế vốn các dự án ODA giải ngân được gần 16 nghìn tỷ đồng[9]. Đầu tư công được thực hiện tập trung, cơ bản khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải; tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng từ 24,1% năm 2015 lên 46,6% năm 2020. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 2016-2020 đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015, tăng trung bình 11,8%/năm; đảm bảo cân đối thu, chi góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội. Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thu nội địa và các khoản thu bền vững từ sản xuất, kinh doanh tăng; các khoản thu liên quan đến tài nguyên, đất đai giảm dần[10]. Điều hành chi chủ động, tiết kiệm, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp; tỷ lệ nợ công của Thành phố đang ở mức thấp, khoảng 12% GRDP. Doanh nghiệp mới thành lập tăng cả về số lượng và vốn đăng ký. Lũy kế 5 năm có 126,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới[11], gấp 1,57 lần giai đoạn trước; vốn đăng ký bình quân khoảng 12,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, gấp 1,85 lần so với giai đoạn 2011-2015. Kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) được củng cố. Năm 2020 có 2.164 HTX và quỹ tín dụng nhân dân, tăng 19,5% so với năm 2015, trong đó 1.802 HTX đang hoạt động và 65,2% hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Tổ hợp tác, kinh tế hộ tiếp tục phát triển, góp phần tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, tác động tích cực đến kết quả chung của nền kinh tế.các 4. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị Tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung đạt 97,7%; quy hoạch phân khu đạt 83,5% (tính chung tỷ lệ đạt 94,8%). Chất lượng quy hoạch được nâng cao, tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan Thủ đô văn minh, hiện đại, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử. Quản lý quy hoạch được chú trọng, ngày càng chặt chẽ, đạt kết quả tích cực trong thực tiễn. Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội, hiện triển khai một số tuyến đường sắt đô thị. Năm 2020, diện tích đất dành cho giao thông tăng, đạt 10,1% đất đô thị (năm 2015 là 8,65%); tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 14,9% (năm 2015 là 14,4%) do năm 2020 ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên phải dừng hoạt động, giảm tần suất và giãn cách cự ly. Thành phố chú trọng phát triển đô thị theo hướng bền vững, đô thị thông minh, đô thị xanh. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thay đổi diện mạo kiến trúc Thủ đô, năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,2%. Tập trung phát triển các loại hình nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Tổng diện tích sàn nhà ở đã phát triển mới giai đoạn 2016-2020 là 25,3 triệu m2, trung bình đạt 27,3 m2/người, vượt mục tiêu đề ra. Chỉnh trang, hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước, trồng cây xanh đồng bộ với hạ ngầm hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc[12]. Tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung đạt 1,5 triệu m3/ngày đêm (năm 2015 là 0,9 triệu m3/ngày đêm). Cuối năm 2020 có 100% hộ dân ở khu vực đô thị và 78% hộ dân ở khu vực nông thôn đã được cung cấp nước sạch (năm 2015 là 37%). Điều kiện sinh hoạt và vệ sinh khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. Hoàn thành Chương trình một triệu cây xanh trước 2 năm và trồng thêm 600 nghìn cây. Đầu tư hệ thống chiếu sáng, trang trí đô thị, đảm bảo tỷ lệ chiếu sáng từ 95-98%. 5. Chương trình Xây dựng nông thôn mới Tổng nguồn vốn đã huy động đầu tư cho khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2020 là 80,6 nghìn tỷ đồng[13]. Hạ tầng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, hầu hết các hộ dân có điện thoại, 100% xã có kết nối Internet. Đã có 13 huyện và 368/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 167 xã so với cuối năm 2015), đạt tỷ lệ 96,3%, hoàn thành sớm 2 năm so với mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới dẫn đầu cả nước. Triển khai và xây dựng được 29 xã nông thôn mới nâng cao. Cơ bản hoàn thành việc dồn điền đổi thửa; chuyển đổi hơn 9 nghìn ha diện tích trồng lúa sang các mô hình sản xuất hiệu quả cao hơn. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây ăn quả; chăn nuôi tập trung; trồng hoa, cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao. Bước đầu đã hình thành được các chuỗi liên kết trong sản xuất an toàn thực phẩm. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo điều kiện phát triển sản xuất. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt kết quả tốt; đã có 1.054 sản phẩm OCOP, vượt mục tiêu đề ra và chiếm 42% cả nước. Phát triển được 14 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng (năm 2015 đạt 33 triệu đồng/người). Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 32%; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên trên 95%. 6. Một số vấn đề xã hội 6.1. Dân số, lao động và giải quyết việc làm Dân số trung bình toàn Thành phố năm 2020 là 8.246,5 nghìn người, tăng 10,9% so với năm 2015; bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 2,1%/năm, trong đó dân số thành thị chiếm 49,3%; dân số nông thôn chiếm 50,7%. Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đều giảm qua từng năm. Tuổi thọ trung bình của người dân Hà Nội đạt 75,5 tuổi, cao hơn mức chung của cả nước 1,9 tuổi, tăng 0,6 tuổi so với năm 2009yêu[14]. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2020 đạt 4.043 nghìn người, chiếm 49% dân số toàn Thành phố, tăng 4,5% so với năm 2015. Trong đó, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 70,2% (thành thị đạt 82,2% và nông thôn đạt 56,2%). Công tác giải quyết việc làm được quan tâm chú trọng. Giai đoạn 2016-2020, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 865,4 nghìn lao động, trong đó từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội ước cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 5,6 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 181 nghìn lao động; đưa gần 15,5 nghìn người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; giải quyết việc làm qua hệ thống sàn giao dịch việc làm 108 nghìn lao động; giải quyết việc làm qua các hình thức khác 561 nghìn người; tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 4,9% năm 2015 còn 3,5% năm 2020. 6.2. Bảo đảm an sinh xã hội An sinh xã hội được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống Nhân dân Thủ đô được nâng cao. Các chính sách của Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ, kịp thời; ngoài ra Thành phố ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng của Hà Nội về phúc lợi xã hội[15]. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 90,1% dân số. Lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia Bảo hiểm xã hội đạt 37,6%, tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đạt 36%[16]. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; huy động nhiều nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; hoàn thành xây dựng nhà ở cho người có công, hoàn thành xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo[17]. Giai đoạn 2016-2020, Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thành phố đã giải ngân 17,4 nghìn tỷ đồng cho trên 523 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước 2 năm. Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Chất lượng cuộc sống của Nhân dân không ngừng được nâng cao; đảm bảo đầy đủ nhu cầu thiết yếu về các dịch vụ công cơ bản (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường); cảnh quan đô thị, diện tích cây xanh, công viên được cải thiện. Hoàn thành hỗ trợ các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo quy định của Quốc hội, Chính phủ và chính sách đặc thù theo Nghị quyết của HĐND Thành phố. 6.3. Văn hóa, thể thao Hoạt động văn hóa, thông tin và thể thao được đẩy mạnh, đóng góp nổi bật vào phong trào chung của cả nước. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư, tăng 60 nhà văn hoá cấp xã và 508 nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng so với năm 2016. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khởi sắc, nhiều sản phẩm có chất lượng cao đứng đầu tại các cuộc thi nghệ thuật toàn quốc. Phong trào văn hóa, nghệ thuật quần chúng tiếp tục phát triển. Giao lưu văn hóa trong nước, quốc tế được mở rộng; nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, uy tín, chất lượng cao được tổ chức tại Thủ đô. Các loại hình báo chí phát triển mạnh mẽ, nội dung và hình thức ngày càng phong phú, phản ánh được dòng chảy của xã hội, bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Tổ chức phố sách Hà Nội, phát triển văn hóa đọc; khai thác có hiệu quả các không gian văn hóa sáng tạo cộng đồng (phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố bích họa Phùng Hưng,…), trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật của Thủ đô. Từ năm 2019 Hà Nội chính thức là thành viên mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO, động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng Thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô. Hoạt động thể thao được quan tâm đầu tư phát triển. Hà Nội giữ vững vị trí là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thể thao thành tích cao, giành nhiều huy chương quốc tế nhất cho thể thao Việt Nam. Thể thao quần chúng được quan tâm, nhất là việc xây dựng, lắp đặt dụng cụ thể dục, thể thao công cộng ngoài trời. Phong trào luyện tập và tham gia hoạt động thể dục, thể thao phát triển mạnh, trở thành nhu cầu tự giác trong Nhân dân. 6.4. Giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục, số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. 100% giáo viên đứng lớp đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn cao. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình, nhất là trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Hạ tầng giáo dục và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tập trung đầu tư, trang bị khá đồng bộ, hiện đại. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia năm 2020 là 76,9% (tỷ lệ chung là 62,5%), hoàn thành sớm 2 năm so với mục tiêu đề ra. Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục có bước phát triển. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,2% năm 2015 lên 70,2% năm 2020, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 40,1%  lên 48,5%; tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Nhiều doanh nghiệp tham gia, hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực. Hà Nội dẫn đầu trong nhiều kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia và quốc tế. 6.5. Hoạt động y tế Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được cải thiện; an toàn thực phẩm được tăng cường; dịch bệnh trên người được kiểm soát. Giai đoạn 2016-2020, Thành phố đặc biệt quan tâm tới công tác khám, chữa bệnh toàn diện trên địa bàn. Thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Tăng cường công tác cải tiến chất lượng bệnh viện, quản lý bệnh viện và thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến khoa khám bệnh; triển khai bệnh viện vệ sinh, bệnh viện Xanh-Sạch-Đẹp; tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện. Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chuẩn đoán, điều trị, nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và khu vực. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. Hệ thống bệnh viện cơ bản duy trì tốt công tác khám chữa bệnh thường xuyên với tổng số 12,7 nghìn giường kế hoạch (thực kê đạt 15,5 nghìn giường) và số lượng bác sỹ đạt 13,5 bác sỹ/vạn dân. Hiện nay 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Thành phố đã triển khai 456 Trạm Y tế điểm, đạt 95,2%. Đặc biệt, năm 2020 trước sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Thành phố đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống ngay từ khi có dịch Covid-19; yêu cầu các cấp, các ngành coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần đặc biệt cảnh giác, có biện pháp xử lý nhanh chóng hiệu quả. Nhiều giải pháp tổng hợp để phòng, chống dịch được thực hiện nhằm đảm bảo tốt “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. 6.6. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Thành phố đã tập trung lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, hoạt động của các cơ quan Trung ương và quốc tế, các sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa diễn ra trên địa bàn, nổi bật như: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng Thành phố lần thứ XVII... Trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị được duy trì, tai nạn giao thông giảm qua các năm; hạn chế xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy được tăng cường, góp phần kiềm chế số vụ cháy, nổ và thiệt hại về người, tài sản. Khái quát lại, sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, Thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả toàn diện và nổi bật, nhiều chỉ tiêu, kết quả dẫn đầu cả nước. Thực hiện tốt công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 hiệu quả. Kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thu hút vốn đầu tư nước gấp 4,2 lần giai đoạn trước. Kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được chú trọng phát triển. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện. Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng khang trang, văn minh, hiện đại. Sự nghiệp văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh của Thủ đô tiếp tục được củng cố; trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tốt hơn; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, tạo dấu ấn quan trọng; phối hợp với các cơ quan Trung ương, hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước được đẩy mạnh. Vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế./. [1] GDP/người năm 2020 cả nước là 2.779 USD.[2] Tỷ trọng trồng trọt, lâm nghiệp 38,76%; chăn nuôi, thủy sản 58,11%; dịch vụ nông nghiệp 3,13%.[3] Đến 31/12/2020, Hà Nội có 28 trung tâm thương mại; 142 siêu thị; 1840 cửa hàng tiện ích; 455 chợ; 494 cửa hàng xăng dầu; 1708 cửa hàng kinh doanh LPG chai; 415 máy bán hàng tự động; 12,2 nghìn website ứng dụng thương mại điện tử; 02 cảng cạn ICD (tại Mỹ Đình - 5,2 ha và Gia Thụy - 01 ha). [4] CPI các năm như sau: 2016 tăng 3,0%; 2017 tăng 3,01%; 2018 tăng 4,22%; 2019 tăng 3,77%; 2020 tăng 2,67%.[5] Khách du lịch do cơ sở lưu trú phục vụ.[6] Doanh thu du lịch của các cơ sở lữ hành.[7] Đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD đạt 3,75 triệu tỷ đồng, chiếm 28% của cả nước, tăng 12,91% so với thời điểm ngày 31/12/2019; tổng dư nợ đạt 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,58%. [8] Đầu tư nước ngoài hiện nay còn hiệu lực: 6.381 dự án; 3.749 lượt góp vốn mua cổ phần; tổng số vốn đầu tư 46,8 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 28,5 tỷ USD.[9] Trong đó, vốn ODA giải ngân 14,8 nghìn tỷ đồng, đạt 70,8% KH (ODA cấp phát 8.763 tỷ đồng, bằng 64,8% KH; ODA vay lại 6.021 tỷ đồng, bằng 81,8% KH); Vốn đối ứng 1.183 tỷ đồng. [10] Từ 62,6% năm 2015 lên 88,8% năm 2020.[11] Tổng số doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động năm 2020 là hơn 193 nghìn đơn vị.[12] Đã hoàn thành 174 tuyến phố (gồm 05 đợt)[13] Đầu tư trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn là 62,5 nghìn tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước 56,5 nghìn tỷ đồng, ngoài ngân sách là 6 nghìn tỷ đồng[14] Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019.[15] Chi hỗ trợ cho người già trên 80 tuổi; chính sách hỗ trợ toàn bộ cho người khuyết tật; hỗ trợ toàn bộ bảo hiểm, tiền điện, truyền hình KTS, sữa học đường cho các hộ nghèo; miễn phí xe buýt cho người trên 60 tuổi; xét nghiệm tầm soát ung thư miễn phí cho người trên 40 tuổi...[16] Tương ứng đạt tỷ lệ 95% số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ, HĐND Thành phố giao.[17] Trong kỳ đã xây dựng 10 nghìn nhà ở cho người có công; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 7.565 nhà ở cho hộ nghèo.

Thành phố Hà Nội thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trong bối cảnh có nhiều cơ hội, thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, kể cả tình huống mới chưa có tiền lệ. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp. Chủ nghĩa bảo hộ và cạnh tranh thương mại, đầu tư gia tăng. Thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề trên cấp độ toàn cầu, tác động sâu, rộng đến sản xuất và các mặt của đời sống xã hội. Thành phố quyết tâm thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cùng với thực hiện linh hoạt, sáng tạo các Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy và Đảng bộ Thành phố; Chương trình công tác toàn khóa; Nghị quyết của HĐND Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm. Với tinh thần năng động, chủ động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kinh tế - xã hội Thủ đô đã vượt qua khó khăn, nhất là đại dịch Covid-19 trong năm 2020 và đạt được những kết quả nổi bật. 1. Tăng trưởng kinh tế Kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng cả nước. Bình quân giai đoạn 2016-2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,38% (trong khung kế hoạch từ 7,3-7,8%). Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn trung bình giai đoạn 2016-2019, trong đó GRDP tăng 4,18%. Bình quân 5 năm 2016-2020, GRDP tăng 6,73%, tuy không đạt kế hoạch nhưng cao hơn mức tăng của cả nước (5,99%). Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành đạt 1,02 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 43,9 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người đạt 5.329 USD, gấp 1,28 lần so với năm 2015 và gấp 1,92 lần mức bình quân của cả nước[1]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 85,77% năm 2015 lên 86,74% năm 2020; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 2,54% giảm còn 2,24%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm từ 11,69% còn 11,02%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2016-2018 tăng bình quân 2,87%. Năm 2019, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, giá trị gia tăng ngành này giảm 0,09%, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 2,12%. Năm 2020, Thành phố chỉ đạo quyết liệt hoạt động tái đàn lợn và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, giá trị gia tăng ước tăng 4,54% và bình quân cả giai đoạn 2016-2020 tăng 2,60%. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực[2] theo hướng kinh tế hàng hóa, tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho nông dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, chăn nuôi quy mô lớn. Đồng thời chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây hàng năm 4.828,4 ha; chuyển sang trồng cây lâu năm 2.775,3 ha; chuyển sang nuôi thủy sản kết hợp trồng lúa 1.775,2 ha. Duy trì trên 200 vùng sản xuất lúa tập trung với diện tích khoảng 40 nghìn ha; hình thành 47 vùng trồng hoa tập trung với quy mô từ 10-20 ha/vùng. Nhiều mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất hữu cơ. Hình thành 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực, trên 3.800 trại/trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đã có 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 32% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Khu vực công nghiệp và xây dựng bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 9,15%. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 6,48%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 8,61%. Trong đó: Ngành công nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 7,99%. Năm 2020 tăng 5,19%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 7,43%/năm. Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 91%). Có 117 sản phẩm của 77 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực; 12 doanh nghiệp trong Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Một số lĩnh vực công nghệ cao có bước phát triển khá như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rô-bốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học. Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông) với 16 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; có 02 trên tổng số 05 khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung của cả nước, trong đó nhiều sản phẩm công nghệ cao, thiết bị thông minh được sản xuất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hạ tầng khu, cụm công nghiệp (CCN) tiếp tục được phát triển, hiện có 9 khu công nghiệp đang hoạt động, diện tích 1.304 ha; 06 khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy 100%. Đã quy hoạch 159 CCN với tổng diện tích 3.039 ha, trong đó 70 CCN đang hoạt động ổn định với diện tích 1.583 ha, năm 2020 thành lập mới 43 CCN với diện tích 753,3 ha. Tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển; đã có 1.350 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục nghìn lao động, trong đó 313 làng được công nhận là làng nghề truyền thống. Lưới điện của Thành phố đảm bảo nhu cầu điện cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn với chất lượng điện và độ tin cậy được cải thiện đáng kể. Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 21,8 tỷ kWh, gấp 1,7 lần năm 2015 (tăng bình quân 11,1%/năm). Doanh nghiệp, người dân dẫn đầu cả nước trong phong trào thực hiện tiết kiệm điện; Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm, năm 2020 còn 3,72%. Ngành xây dựng tăng trưởng vượt trội với tốc độ trung bình 10,72%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 11,25%; năm 2020 tăng 8,66%), cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,49%), tỷ trọng trong GRDP tăng từ 6,42% năm 2015 lên 7,86% năm 2020, góp phần quan trọng tạo diện mạo đô thị mới, hiện đại cho Thủ đô. Khu vực dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 7,31%. Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các ngành dịch vụ tăng 3,83%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 6,6%. Hạ tầng thương mại nội địa được chú trọng phát triển[3]. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 đạt 584,5 nghìn tỷ đồng, gấp 1,55 lần năm 2015, tăng trung bình 9,15%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 10,83%/năm); các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh, chiếm khoảng 7,0% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm được kiểm soát[4], góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế vĩ mô cả nước. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 nhưng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 tăng cao hơn giai đoạn trước. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 44,2 tỷ USD, gấp 1,22 lần so với năm 2015, trong đó: Kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, trung bình giai đoạn 2016-2020 tăng 7,67%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 10,6%/năm); Kim ngạch nhập khẩu đạt 29 tỷ USD, trung bình giai đoạn 2016-2020 tăng 2,45%/năm (giai đoạn 2016-2019 tăng 5,3%/năm). Du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2019, Hà Nội đón 12,3 triệu lượt khách nội địa, 4,8 triệu lượt khách quốc tế[5]; Hà Nội xứng đáng vai trò trung tâm điều phối du lịch lớn nhất khu vực phía Bắc, một trung tâm lớn của cả nước và lọt top 10 điểm đến hàng đầu thế giới. Bình quân giai đoạn 2016-2019, khách nội địa tăng 7,5%/năm, khách quốc tế tăng 21,2%/năm và doanh thu du lịch[6] tăng 7,5%/năm. Năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, khách nội địa đạt 1,9 triệu lượt, khách quốc tế đạt 0,9 triệu lượt, giảm tương ứng là 84,5% và 81,8% so với năm 2019. Hoạt động của các tổ chức tín dụng đạt kết quả tích cực, vốn huy động liên tục tăng; lưu thông tiền tệ và các dòng vốn bảo đảm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân đạt 15,3%/năm[7], tốc độ tăng dư nợ tín dụng đạt 12,23%/năm. Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đến hết năm 2020 dư nợ cho vay đạt 549,5 nghìn tỷ đồng. 100% ngân hàng đã triển khai dịch vụ internet banking, mobibanking; các loại ví điện tử, tiện ích thẻ được mở rộng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế Năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh được cải thiện rõ rệt. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp khoảng 46% tăng trưởng GRDP. Năng suất lao động năm 2020 đạt 252,3 triệu đồng/lao động (giá hiện hành), gấp 2,29 lần bình quân cả nước (110,4 triệu đồng/người); tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2016-2019 đạt 6,16% (cả nước tăng 6,0%). Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, GRDP năm 2020 tăng thấp nên năng suất lao động tăng 4,33% (cả nước là 5,39%); trung bình 5 năm 2016-2020 tăng 5,79% (cả nước tăng 5,89%). Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 tăng 15 bậc so với năm 2015, lên vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Hiệu quả đầu tư từng bước được cải thiện, hệ số ICOR giảm từ 5,0 năm 2015 xuống còn 4,2 năm 2020; bình quân giai đoạn 2016-2020 là 4,95. Kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được chú trọng phát triển. Các yếu tố của kinh tế thị trường, các loại thị trường dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, lao động, khoa học, công nghệ… Quản lý tài sản công chặt chẽ, hiệu quả hơn. Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Thành phố được sắp xếp, đổi mới; hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên, giai đoạn 2016-2020 nộp ngân sách gấp 1,16 lần giai đoạn trước; góp phần giải quyết nhiều việc làm, thu nhập của người lao động năm 2020 tăng 1,2 lần so với năm 2015. Khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vai trò quan trọng, đóng góp 19,2% tổng thu nội địa trên địa bàn Thành phố. Môi trường kinh doanh thuận lợi hơn; hỗ trợ tích cực doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có bước phát triển, đóng góp trên 50% GRDP, tăng hơn 1,2 điểm % so với năm 2015, giải quyết khoảng 83% lao động xã hội. 3. Huy động và phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 1,7 triệu tỷ đồng, gấp 1,63 lần giai đoạn trước, bằng 38,89% GRDP, đạt mục tiêu đề ra. Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách với trên 2,8 nghìn dự án, vốn đăng ký trên 1,6 triệu tỷ đồng. Xã hội hóa đầu tư được đẩy mạnh, nhất là đối với các lĩnh vực: Cấp nước, bãi đỗ xe, xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục, y tế... Cơ cấu đầu tư xã hội dịch chuyển rõ nét; khu vực nhà nước giảm từ 43,4% năm 2015 xuống còn 34,3% năm 2020; khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh, từ 45,9% lên 54,8%; khu vực đầu tư nước ngoài tăng từ 10,7% năm 2015 lên 10,9%. Vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 đạt 8,7 tỷ USD, cao nhất sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, là năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu cả nước; năm 2020 do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, đầu tư nước ngoài đạt 3,8 tỷ USD; lũy kế giai đoạn 2016-2020 đã thu hút trên 3,1 nghìn dự án FDI mới thành lập với tổng vốn đầu tư đăng ký 26,5 tỷ USD, gấp 4,2 lần giai đoạn 2011-2015, trung bình đạt 5,3 tỷ USD/năm; vốn đầu tư thực hiện trong kỳ đạt 12,4 tỷ USD[8]. Giai đoạn từ 2016 đến nay các doanh nghiệp FDI đã đóng góp thu ngân sách đạt 3,9 tỷ USD (10,4% thu ngân sách); đáp ứng việc làm trên 310,4 nghìn lao động (chiếm 11% số lao động trong các doanh nghiệp); Để đáp ứng đóng góp gần 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, góp phần tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ năng cho người lao động, tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Lũy kế vốn các dự án ODA giải ngân được gần 16 nghìn tỷ đồng[9]. Đầu tư công được thực hiện tập trung, cơ bản khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải; tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng từ 24,1% năm 2015 lên 46,6% năm 2020. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn liên tục tăng và vượt dự toán; lũy kế giai đoạn 2016-2020 đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, gấp 1,64 lần giai đoạn 2011-2015, tăng trung bình 11,8%/năm; đảm bảo cân đối thu, chi góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội. Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thu nội địa và các khoản thu bền vững từ sản xuất, kinh doanh tăng; các khoản thu liên quan đến tài nguyên, đất đai giảm dần[10]. Điều hành chi chủ động, tiết kiệm, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp; tỷ lệ nợ công của Thành phố đang ở mức thấp, khoảng 12% GRDP. Doanh nghiệp mới thành lập tăng cả về số lượng và vốn đăng ký. Lũy kế 5 năm có 126,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới[11], gấp 1,57 lần giai đoạn trước; vốn đăng ký bình quân khoảng 12,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, gấp 1,85 lần so với giai đoạn 2011-2015. Kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) được củng cố. Năm 2020 có 2.164 HTX và quỹ tín dụng nhân dân, tăng 19,5% so với năm 2015, trong đó 1.802 HTX đang hoạt động và 65,2% hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Tổ hợp tác, kinh tế hộ tiếp tục phát triển, góp phần tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, tác động tích cực đến kết quả chung của nền kinh tế.các 4. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị Tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung đạt 97,7%; quy hoạch phân khu đạt 83,5% (tính chung tỷ lệ đạt 94,8%). Chất lượng quy hoạch được nâng cao, tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan Thủ đô văn minh, hiện đại, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử. Quản lý quy hoạch được chú trọng, ngày càng chặt chẽ, đạt kết quả tích cực trong thực tiễn. Thành phố tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội, hiện triển khai một số tuyến đường sắt đô thị. Năm 2020, diện tích đất dành cho giao thông tăng, đạt 10,1% đất đô thị (năm 2015 là 8,65%); tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 14,9% (năm 2015 là 14,4%) do năm 2020 ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên phải dừng hoạt động, giảm tần suất và giãn cách cự ly. Thành phố chú trọng phát triển đô thị theo hướng bền vững, đô thị thông minh, đô thị xanh. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, làm thay đổi diện mạo kiến trúc Thủ đô, năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,2%. Tập trung phát triển các loại hình nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Tổng diện tích sàn nhà ở đã phát triển mới giai đoạn 2016-2020 là 25,3 triệu m2, trung bình đạt 27,3 m2/người, vượt mục tiêu đề ra. Chỉnh trang, hoàn thiện hệ thống cấp nước, thoát nước, trồng cây xanh đồng bộ với hạ ngầm hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc[12]. Tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung đạt 1,5 triệu m3/ngày đêm (năm 2015 là 0,9 triệu m3/ngày đêm). Cuối năm 2020 có 100% hộ dân ở khu vực đô thị và 78% hộ dân ở khu vực nông thôn đã được cung cấp nước sạch (năm 2015 là 37%). Điều kiện sinh hoạt và vệ sinh khu vực nông thôn được cải thiện đáng kể. Hoàn thành Chương trình một triệu cây xanh trước 2 năm và trồng thêm 600 nghìn cây. Đầu tư hệ thống chiếu sáng, trang trí đô thị, đảm bảo tỷ lệ chiếu sáng từ 95-98%. 5. Chương trình Xây dựng nông thôn mới Tổng nguồn vốn đã huy động đầu tư cho khu vực nông thôn giai đoạn 2016-2020 là 80,6 nghìn tỷ đồng[13]. Hạ tầng kinh tế, xã hội khu vực nông thôn được tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, hầu hết các hộ dân có điện thoại, 100% xã có kết nối Internet. Đã có 13 huyện và 368/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 167 xã so với cuối năm 2015), đạt tỷ lệ 96,3%, hoàn thành sớm 2 năm so với mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới dẫn đầu cả nước. Triển khai và xây dựng được 29 xã nông thôn mới nâng cao. Cơ bản hoàn thành việc dồn điền đổi thửa; chuyển đổi hơn 9 nghìn ha diện tích trồng lúa sang các mô hình sản xuất hiệu quả cao hơn. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây ăn quả; chăn nuôi tập trung; trồng hoa, cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao. Bước đầu đã hình thành được các chuỗi liên kết trong sản xuất an toàn thực phẩm. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo điều kiện phát triển sản xuất. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt kết quả tốt; đã có 1.054 sản phẩm OCOP, vượt mục tiêu đề ra và chiếm 42% cả nước. Phát triển được 14 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng (năm 2015 đạt 33 triệu đồng/người). Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 32%; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên trên 95%. 6. Một số vấn đề xã hội 6.1. Dân số, lao động và giải quyết việc làm Dân số trung bình toàn Thành phố năm 2020 là 8.246,5 nghìn người, tăng 10,9% so với năm 2015; bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 2,1%/năm, trong đó dân số thành thị chiếm 49,3%; dân số nông thôn chiếm 50,7%. Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đều giảm qua từng năm. Tuổi thọ trung bình của người dân Hà Nội đạt 75,5 tuổi, cao hơn mức chung của cả nước 1,9 tuổi, tăng 0,6 tuổi so với năm 2009yêu[14]. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2020 đạt 4.043 nghìn người, chiếm 49% dân số toàn Thành phố, tăng 4,5% so với năm 2015. Trong đó, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 70,2% (thành thị đạt 82,2% và nông thôn đạt 56,2%). Công tác giải quyết việc làm được quan tâm chú trọng. Giai đoạn 2016-2020, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 865,4 nghìn lao động, trong đó từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội ước cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 5,6 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 181 nghìn lao động; đưa gần 15,5 nghìn người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; giải quyết việc làm qua hệ thống sàn giao dịch việc làm 108 nghìn lao động; giải quyết việc làm qua các hình thức khác 561 nghìn người; tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 4,9% năm 2015 còn 3,5% năm 2020. 6.2. Bảo đảm an sinh xã hội An sinh xã hội được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống Nhân dân Thủ đô được nâng cao. Các chính sách của Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ, kịp thời; ngoài ra Thành phố ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng của Hà Nội về phúc lợi xã hội[15]. Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 90,1% dân số. Lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia Bảo hiểm xã hội đạt 37,6%, tham gia Bảo hiểm thất nghiệp đạt 36%[16]. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; huy động nhiều nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; hoàn thành xây dựng nhà ở cho người có công, hoàn thành xây dựng mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo[17]. Giai đoạn 2016-2020, Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thành phố đã giải ngân 17,4 nghìn tỷ đồng cho trên 523 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn. Hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước 2 năm. Thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Chất lượng cuộc sống của Nhân dân không ngừng được nâng cao; đảm bảo đầy đủ nhu cầu thiết yếu về các dịch vụ công cơ bản (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường); cảnh quan đô thị, diện tích cây xanh, công viên được cải thiện. Hoàn thành hỗ trợ các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo quy định của Quốc hội, Chính phủ và chính sách đặc thù theo Nghị quyết của HĐND Thành phố. 6.3. Văn hóa, thể thao Hoạt động văn hóa, thông tin và thể thao được đẩy mạnh, đóng góp nổi bật vào phong trào chung của cả nước. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư, tăng 60 nhà văn hoá cấp xã và 508 nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng so với năm 2016. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khởi sắc, nhiều sản phẩm có chất lượng cao đứng đầu tại các cuộc thi nghệ thuật toàn quốc. Phong trào văn hóa, nghệ thuật quần chúng tiếp tục phát triển. Giao lưu văn hóa trong nước, quốc tế được mở rộng; nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, uy tín, chất lượng cao được tổ chức tại Thủ đô. Các loại hình báo chí phát triển mạnh mẽ, nội dung và hình thức ngày càng phong phú, phản ánh được dòng chảy của xã hội, bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Tổ chức phố sách Hà Nội, phát triển văn hóa đọc; khai thác có hiệu quả các không gian văn hóa sáng tạo cộng đồng (phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, phố bích họa Phùng Hưng,…), trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật của Thủ đô. Từ năm 2019 Hà Nội chính thức là thành viên mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO, động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng Thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô. Hoạt động thể thao được quan tâm đầu tư phát triển. Hà Nội giữ vững vị trí là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thể thao thành tích cao, giành nhiều huy chương quốc tế nhất cho thể thao Việt Nam. Thể thao quần chúng được quan tâm, nhất là việc xây dựng, lắp đặt dụng cụ thể dục, thể thao công cộng ngoài trời. Phong trào luyện tập và tham gia hoạt động thể dục, thể thao phát triển mạnh, trở thành nhu cầu tự giác trong Nhân dân. 6.4. Giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục, số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. 100% giáo viên đứng lớp đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn cao. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình, nhất là trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Hạ tầng giáo dục và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tập trung đầu tư, trang bị khá đồng bộ, hiện đại. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn Quốc gia năm 2020 là 76,9% (tỷ lệ chung là 62,5%), hoàn thành sớm 2 năm so với mục tiêu đề ra. Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục có bước phát triển. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,2% năm 2015 lên 70,2% năm 2020, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tăng từ 40,1%  lên 48,5%; tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Nhiều doanh nghiệp tham gia, hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực. Hà Nội dẫn đầu trong nhiều kỳ thi, hội thi tay nghề cấp quốc gia và quốc tế. 6.5. Hoạt động y tế Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được cải thiện; an toàn thực phẩm được tăng cường; dịch bệnh trên người được kiểm soát. Giai đoạn 2016-2020, Thành phố đặc biệt quan tâm tới công tác khám, chữa bệnh toàn diện trên địa bàn. Thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Tăng cường công tác cải tiến chất lượng bệnh viện, quản lý bệnh viện và thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến khoa khám bệnh; triển khai bệnh viện vệ sinh, bệnh viện Xanh-Sạch-Đẹp; tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện. Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chuẩn đoán, điều trị, nhiều kỹ thuật ngang tầm với các bệnh viện Trung ương và khu vực. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. Hệ thống bệnh viện cơ bản duy trì tốt công tác khám chữa bệnh thường xuyên với tổng số 12,7 nghìn giường kế hoạch (thực kê đạt 15,5 nghìn giường) và số lượng bác sỹ đạt 13,5 bác sỹ/vạn dân. Hiện nay 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Thành phố đã triển khai 456 Trạm Y tế điểm, đạt 95,2%. Đặc biệt, năm 2020 trước sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Thành phố đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống ngay từ khi có dịch Covid-19; yêu cầu các cấp, các ngành coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần đặc biệt cảnh giác, có biện pháp xử lý nhanh chóng hiệu quả. Nhiều giải pháp tổng hợp để phòng, chống dịch được thực hiện nhằm đảm bảo tốt “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. 6.6. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Thành phố đã tập trung lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, hoạt động của các cơ quan Trung ương và quốc tế, các sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa diễn ra trên địa bàn, nổi bật như: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng Thành phố lần thứ XVII... Trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị được duy trì, tai nạn giao thông giảm qua các năm; hạn chế xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy được tăng cường, góp phần kiềm chế số vụ cháy, nổ và thiệt hại về người, tài sản. Khái quát lại, sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, Thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả toàn diện và nổi bật, nhiều chỉ tiêu, kết quả dẫn đầu cả nước. Thực hiện tốt công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 hiệu quả. Kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thu hút vốn đầu tư nước gấp 4,2 lần giai đoạn trước. Kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được chú trọng phát triển. Năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện. Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng khang trang, văn minh, hiện đại. Sự nghiệp văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh của Thủ đô tiếp tục được củng cố; trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tốt hơn; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, tạo dấu ấn quan trọng; phối hợp với các cơ quan Trung ương, hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong nước được đẩy mạnh. Vai trò, vị thế, uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế./. [1] GDP/người năm 2020 cả nước là 2.779 USD.[2] Tỷ trọng trồng trọt, lâm nghiệp 38,76%; chăn nuôi, thủy sản 58,11%; dịch vụ nông nghiệp 3,13%.[3] Đến 31/12/2020, Hà Nội có 28 trung tâm thương mại; 142 siêu thị; 1840 cửa hàng tiện ích; 455 chợ; 494 cửa hàng xăng dầu; 1708 cửa hàng kinh doanh LPG chai; 415 máy bán hàng tự động; 12,2 nghìn website ứng dụng thương mại điện tử; 02 cảng cạn ICD (tại Mỹ Đình - 5,2 ha và Gia Thụy - 01 ha). [4] CPI các năm như sau: 2016 tăng 3,0%; 2017 tăng 3,01%; 2018 tăng 4,22%; 2019 tăng 3,77%; 2020 tăng 2,67%.[5] Khách du lịch do cơ sở lưu trú phục vụ.[6] Doanh thu du lịch của các cơ sở lữ hành.[7] Đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD đạt 3,75 triệu tỷ đồng, chiếm 28% của cả nước, tăng 12,91% so với thời điểm ngày 31/12/2019; tổng dư nợ đạt 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,58%. [8] Đầu tư nước ngoài hiện nay còn hiệu lực: 6.381 dự án; 3.749 lượt góp vốn mua cổ phần; tổng số vốn đầu tư 46,8 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 28,5 tỷ USD.[9] Trong đó, vốn ODA giải ngân 14,8 nghìn tỷ đồng, đạt 70,8% KH (ODA cấp phát 8.763 tỷ đồng, bằng 64,8% KH; ODA vay lại 6.021 tỷ đồng, bằng 81,8% KH); Vốn đối ứng 1.183 tỷ đồng. [10] Từ 62,6% năm 2015 lên 88,8% năm 2020.[11] Tổng số doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động năm 2020 là hơn 193 nghìn đơn vị.[12] Đã hoàn thành 174 tuyến phố (gồm 05 đợt)[13] Đầu tư trực tiếp cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn là 62,5 nghìn tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước 56,5 nghìn tỷ đồng, ngoài ngân sách là 6 nghìn tỷ đồng[14] Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019.[15] Chi hỗ trợ cho người già trên 80 tuổi; chính sách hỗ trợ toàn bộ cho người khuyết tật; hỗ trợ toàn bộ bảo hiểm, tiền điện, truyền hình KTS, sữa học đường cho các hộ nghèo; miễn phí xe buýt cho người trên 60 tuổi; xét nghiệm tầm soát ung thư miễn phí cho người trên 40 tuổi...[16] Tương ứng đạt tỷ lệ 95% số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ, HĐND Thành phố giao.[17] Trong kỳ đã xây dựng 10 nghìn nhà ở cho người có công; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 7.565 nhà ở cho hộ nghèo.

Số liệu xuất, nhập khẩu các tháng năm 2024

Bao gồm Số liệu xuất, nhập khẩu sơ bộ các tháng năm 2024

Ngày đăng: 06/11/2024 Kỳ tham chiếu: 09/2024