Bản quyền © 2020 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình Tòa nhà VCCI Nghệ An, số 01 đại lộ Lê Nin, p. Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Người chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Xuân Sinh - Giám đốc Chi nhánh VCCI Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình
Bản quyền © 2020 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình Tòa nhà VCCI Nghệ An, số 01 đại lộ Lê Nin, p. Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Người chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Xuân Sinh - Giám đốc Chi nhánh VCCI Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình
Đối tượng được tham gia bảo hiểm về hàng hóa tất cả những hàng hóa được vận chuyển nội địa Việt Nam hay trên toàn thế giới bằng các hình thức vận chuyển hiện hữu như:
Đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy.
Các hình thức bảo hiểm về hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa sẽ được phân loại theo 2 hình thức sau:
Hình thức bảo hiểm hàng hóa nội địa
Đối với bảo hiểm về hàng hóa nội địa có nghĩa là đối tượng tham gia sẽ là các hàng hóa được vận chuyển, giao thương ở trên lãnh thổ Việt Nam.
Các rủi ro của hàng hóa nội địa được bảo hiểm bảo vệ gồm:
- Hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt, bão,...
- Hàng hóa bị mất do cháy, nổ phương tiện vận chuyển hoặc kho lưu trữ.
- Hàng hóa bị tổn thất, hư hại do phương tiện vận chuyển gặp vấn đề như tai nạn hay mất tích trên đường đi.
- Các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cống, hầm bị sập khiến các phương tiện vận chuyển không thể lưu thông.
Phí bảo hiểm nội địa của hàng hóa sẽ được tính như sau:
Phí bảo hiểm khách hàng được hưởng = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm tính theo % (phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói và phương tiện và hình thức vận chuyển)
Hình thức bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu
Là hình thức bảo vệ cho hàng hóa được vận chuyển bằng tất cả các hình thức hiện hữu như đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy trên phạm vị toàn thế giới.
Các rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo vệ bao gồm:
- Cháy nổ phương tiện vận chuyển.
- Các phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, lật úp, trật bánh
- Gặp tai nạn với các phương tiện khác.
- Hư hỏng hàng do dỡ hàng tại cảng nơi tàu, thuyền gặp nạn.
Hay các tổn thất khác được gây ra như:
- Ném hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển như tàu, thuyền, xe,
- Hàng hóa bị mất do phương tiện vận chuyển bị mất tích.
- Hàng hóa thiệt hại do thiên tai như núi lửa phun, sóng thần,
- Hàng hóa bị thiệt hại do cướp giật
- Nước biển, sông hồ, tràn vào các phương tiện vận chuyển làm hư hại hàng hóa.
Phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ được tính như sau:
CIF = (C+F) / (1-R) I = CIF x R
(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm hàng hóa được tối ưu để bảo vệ quyền lợi
Dù là bảo hiểm về hàng hóa trong nội địa hay quốc tế cũng sẽ áp dụng theo các phạm vi sau:
- Bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với hàng hóa kể từ khi bắt đầu vận chuyển cho đến khi được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển ở bước cuối cùng.
- Được bảo vệ trong mọi phạm vi ở cả trong nước và toàn thế giới.
- Được bảo vệ trên mọi hình thức vận chuyển hiện tại ở Việt Nam.
- Quá trình lưu kho tạm thời làm ảnh hưởng đến hàng hóa cũng được bảo hiểm bảo vệ.
- Mức độ rủi ro và bồi thường sẽ được quy định theo giá trị hàng hóa và quy định của các điều khoản có trong hợp đồng bảo hiểm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bảo hiểm hàng hóa an toàn mà bạn cần phải nắm được để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như của hàng hóa cho doanh nghiệp mình trong quá trình vận chuyển. Lưu thông hàng ngày. Để biết thêm thông tin chi tiết về loại hình bảo hiểm này bạn có thể truy cập theo trang web https://bhhk.com.vn
Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.Địa chỉ: Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy , phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam.Tổng đài chăm sóc khách hàng: 18008119 (miễn phí).Đăng ký kinh doanh: số 0100109106 đăng ký lần đầu ngày 13 tháng 07 năm 2010.Giấy phép số: số 591/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/12/2020.
Về việc tổ chức phong trào kết nghĩa giữa các cụm dân cư hai bên
tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghệ An có đường biên giới Việt - Lào dài 419,5 km, tiếp giáp với 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn và BôLyKhămXay của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nhân dân các dân tộc hai bên biên giới của tỉnh Nghệ An và 3 tỉnh của nước bạn Lào có mối quan hệ gắn bó dòng tộc, thân thiết lâu đời. Trong những năm qua, thực hiện đường lồi đối ngoại của Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng có liên quan và các huyện, xã, bản biên giới đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền của Bạn giải quyết ổn định tình hình liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động cho nhân dân khu vực biên giới giao lưu, hỗ trợ, học hỏi, trao đổi, thăm thân, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác và hữu nghị Việt - Lào.
Để tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về ''Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới'' và Công văn số 1551-CV/TU, ngày 04/12/2012 của Thường trực Tỉnh ủy về việc kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới đất liền.
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh liên quan và UBND các huyện tuyến biên giới đất liền chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
a) Phối hợp với các lực lượng hữu quan của nước bạn Lào tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân hai bên biên giới về ý nghĩa chính trị, tầm quan trọng của công tác ngoại giao nhân dân và chủ trương kết nghĩa chính quyền cấp xã hai bên biên giới. Trên cơ sở đó để phát huy sức mạnh tổng hợp của cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai bên biên giới, nhất là các thôn, bản giáp biên giới; tích cực tham gia thực hiện nghiêm các nội dung, chương trình đã ký kết nghĩa, dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, phù hợp với hiệp ước, hiệp định, quy chế biên giới mà hai nước đã ký kết.
b) Phối hợp tổ chức khảo sát, tùy theo tính chất, đặc điểm, phong tục, tập quán từng dân tộc và tình hình cụ thể từng địa bàn, để xác định phạm vi, đối tượng và nội dung kết nghĩa, phù hợp, thiết thực, tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
- Nhân dân hai bên biên giới phối hợp cùng nhau bảo vệ nguyên trạng đường biên, hệ thống mốc quốc giới; phối hợp tuyên truyền các hiệp ước, hiệp định, quy chế biên giới mà hai nước đã ký kết;
- Thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình và phối hợp tham gia đấu tranh ngăn chặn các hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch; vượt biên; xâm phạm chủ quyền lãnh thổ; xâm phạm tài nguyên; phá hại môi trường hai bên biên giới;
- Di cư tự do, chống các hoạt động tôn giáo trái pháp luật, buôn bán, vận chuyển và sử dụng các chất ma túy, buôn bán người qua biên giới và các vi phạm pháp luật khác.
- Hỗ trợ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, giúp nhau lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, ngành nghề thủ công, tư vấn tiêu thụ sản phẩm;
- Bài trừ các hủ tục lạc hậu; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vv... nhân các ngày truyền thống, ngày lễ, tết của mỗi nước.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì:
- Phối hợp các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện biên giới và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương việc ký kết nghĩa giữa các cụm dân cư hai bên tuyến biên giới Việt - Lào.
- Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị này.
3. Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các Sở, ban, ngành chức năng chuẩn bị nội dung tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với lãnh đạo 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, BôLyKhămXay của nước bạn Lào, thống nhất chủ trương, nội dung, biện pháp triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của UBND tỉnh.
4. UBND các huyện biên giới thống nhất chủ trương với các huyện của nước bạn Lào có chung biên giới, chỉ đạo các xã biên giới phối hợp với các đồn Biên phòng tiến hành khảo sát, lựa chọn các cặp bản - bản để kết nghĩa, tổ chức triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên. Trước mắt mỗi huyện lựa chọn một cặp bản - bản làm điểm, rút kinh nghiệm vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4/2013 và ngày Quốc tế lao động (01/5/2013); các cặp bản - bản còn lại hoàn thành việc tổ chức kết nghĩa trước ngày 02/9/2013.
5. Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện biên giới đất liền và các đơn vị có liên quan hàng năm xem xét trích kinh phí phục vụ thực hiện Chỉ thị, tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
6. Căn cứ Chỉ thị này, các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện biên giới và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) để hướng dẫn, giải quyết./.