(BĐT) - Ngày 21/9, ông Nguyễn Lộc An, nguyên Vụ phó Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) khởi tố, tạm giam để điều tra tội “Nhận hối lộ”, theo Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự.
(BĐT) - Ngày 21/9, ông Nguyễn Lộc An, nguyên Vụ phó Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) khởi tố, tạm giam để điều tra tội “Nhận hối lộ”, theo Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Ngày 18/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; "Đưa hối lộ"; "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Đưa hối lộ".
Còn bị can Nguyễn Thị Như Phương, Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự.
Bị can Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương; Trần Duy Đông và Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Lộc An là cựu Vụ trưởng và 2 cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cùng bị truy tố về tội "Nhận hối lộ".
Bị can Đỗ Thắng Hải - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Theo cáo trạng, năm 2021, khi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Công ty Xuyên Việt Oil hết hạn, bị can Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty này có hành vi tác động, đưa hối lộ cho nhóm lãnh đạo, cán bộ Bộ Công Thương để được cấp lại giấy phép.
Tháng 6/2021, giấy phép của Xuyên Việt Oil chuẩn bị hết hạn nhưng không đủ điều kiện để được cấp lại nên Hạnh chỉ đạo Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Xuyên Việt Oil liên hệ, hối lộ cho cán bộ, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước và Bộ Công Thương để được "tạo điều kiện cấp lại".
Đồng thời, bị can Hạnh thông qua Nguyễn Lộc An (Vụ phó) liên lạc nhờ Đỗ Thắng Hải giúp đỡ và được giới thiệu gặp Hoàng Anh Tuấn, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước.
Tuấn báo cáo lại việc này cho Vụ trưởng Trần Duy Đông và hai người thống nhất tạo điều kiện cho Công ty Xuyên Việt Oil theo chỉ đạo của Thứ trưởng Hải.
Bị can Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương
Ngày 17/6/2021, bà Hạnh đưa 10.000 USD cho Nguyễn Văn Thắng để tặng số tiền này cho Hoàng Anh Tuấn.
Tuy nhiên, khi gặp nhau, Thắng chỉ đưa 5.000 USD, còn lại 5.000 USD được chuyển vào quỹ Xuyên Việt Oil, Chi nhánh Hà Nội.
Một tuần sau, Thắng nộp hồ sơ của Xuyên Việt Oil, nhưng sau đó, Hoàng Anh Tuấn ký thông báo về việc chưa chấp thuận cấp lại giấy phép, vì chưa đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng, kho tiếp nhận xăng dầu và hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
Do vậy, Hạnh liên lạc lại với Tuấn để nhờ giúp đỡ và được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục.
Công ty Xuyên Việt Oil sau đó mua thêm doanh nghiệp khác để đủ số lượng về đại lý bán lẻ theo điều kiện cấp phép rồi nộp lại hồ sơ. Đồng thời, bị can Hạnh đưa cho Thắng 300.000 USD để đi hối lộ nhằm giúp hồ sơ được thông qua.
Bị can Thắng "cất lại" 50.000 USD, chỉ mang 250.000 USD tới phòng làm việc của Trần Duy Đông, nói "chị Hạnh có quà gửi cho anh".
Sau khi Thắng ra về, hai lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước là Đông và Tuấn chia nhau số tiền này.
Đến tháng 11/2021, Bộ Công Thương có đoàn kiểm tra do Hoàng Anh Tuấn làm trưởng đoàn đi kiểm tra điều kiện cấp phép cho Xuyên Việt Oil.
Trong lần này, bị can Hạnh chỉ đạo hối lộ Tuấn 10.000 USD. Do vậy, Công ty Xuyên Việt Oil đạt tiêu chuẩn rồi được cấp giấy phép kinh doanh đến năm 2026.
Ngay sau đó, Hạnh đến gặp Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, "cảm ơn" bằng 50.000 USD.
Trong vụ án này, bị can Nguyễn Lộc An bị cáo buộc nhận hối lộ 4 lần tổng cộng hơn 921 triệu đồng từ bị can Hạnh.
Bị can Hoàng Anh Tuấn (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” với số tiền 5,9 tỷ đồng.
Bị can Tuấn còn đồng phạm với bị can Trần Duy Đông (cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước) nhận hối lộ 5,6 tỷ đồng và trực tiếp nhận hối lộ 339 triệu đồng. Qua đó, bị can Tuấn đã hưởng lợi bất hợp pháp 3,2 tỷ đồng.
Bị can Đông cũng bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” do đồng phạm với bị can Tuấn nhận hối lộ 5,6 tỷ đồng và hưởng lợi cá nhân bất hợp pháp 2,7 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Văn Thắng (Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil Chi nhánh Hà Nội) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” với vai trò giúp sức cho bị can Hạnh với tổng số tiền đưa hối lộ hơn 7 tỷ đồng.
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III năm 2024 diễn ra tại trụ sở Bộ Công Thương chiều 23-10, ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, cho biết khi xây dựng dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều kiến nghị của các cơ quan chức năng qua quá trình điều tra, thanh tra và kiểm tra về việc đưa kinh doanh xăng dầu tiến dần thị trường, giảm chi phí, cắt bỏ khâu trung gian.
Ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước
Theo đó, Bộ Công Thương nhận được nhiều ý kiến là không cho các thương nhân phân phối xăng dầu mua chéo của nhau vì lo ngại vi phạm pháp luật.
Theo ông Chinh, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm, nhưng xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Kinh doanh xăng dầu có 3 khâu là đầu mối, phân phối, bán lẻ. "Nếu trong trường hợp thêm doanh nghiệp mua chéo của nhau ở khâu phân phối nữa thì tạo con số ảo" - ông Chinh cho biết. Thực tế, kinh doanh xăng dầu đã cắt bỏ khâu trung gian là Tổng đại lý, quản lý theo chuỗi từ trên xuống.
"Nhiều ý kiến nói chúng tôi ưu ái cho đầu mối, song tôi khẳng định mỗi phân khúc đều phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh" - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước chia sẻ.
Đặc biệt, ông Chinh cho hay Vụ Thị trường trong nước không ngăn cản các thương nhân phân phối đáp ứng các điều kiện để trở thành đầu mối.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết quan điểm khi xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu là tiếp cận thị trường, giảm bớt trung gian.
Trước đó, tại dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương quy định các thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu của nhau, chỉ được mua từ thương nhân đầu mối kinh doanh.
Tuy nhiên, quy định này vấp phải nhiều ý kiến phản đối của các doanh nghiệp phân phối xăng dầu vì cho rằng như vậy là tạo thế độc quyền cho một số "ông lớn" xăng dầu, vi phạm Luật Cạnh tranh.
Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị bổ sung một số nội dung cần thiết vào dự thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.
Nhà nước đã điều chỉnh, bổ sung nghị định kinh doanh xăng dầu, mới nhất là Nghị định 80/2023, nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để 3 vấn đề cơ bản của thương nhân bán lẻ xăng dầu, gồm: hạn chế mua 3 nguồn; chưa bảo đảm chi phí kinh doanh và lợi nhuận, dẫn đến chiết khấu thấp; chưa được giao nhận xăng dầu nội địa quy về tiêu chuẩn 15 độ C nhằm giảm hao hụt trong vận chuyển và kinh doanh.
Trưa ngày 21/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) cho biết đang tiến hành điều tra, xác minh vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Công ty cổ phần Thương mại, Tư vấn, Đầu tư, Xây dựng Bách Khoa Việt (Công ty Bách Khoa Việt) và các đơn vị có liên quan.
Căn cứ kết quả điều tra ban đầu, C03 đã khởi tố vụ án hình sự "nhận hối lộ" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy" ra tại Bộ Công thương, Công ty Bách Khoa Việt và các đơn vị liên quan.
Các bị can Nguyễn Lộc An, Trần Trác Việt Đức, Đỗ Thị Tuyết Nga (từ trái qua) bị bắt tạm giam (Ảnh: Bộ Công an).
Đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Lộc An, sinh năm 1965, Chuyên viên Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) về tội Nhận hối lộ, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt, và Đỗ Thị Tuyết Nga, Kế toán trưởng Công ty Bách Khoa Việt, cùng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại khoản 3, điều 219 bộ luật Hình sự.
Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên đúng quy định của pháp luật.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.