Xã Ngọc Lâm Huyện Mỹ Hào Hưng Yên

Xã Ngọc Lâm Huyện Mỹ Hào Hưng Yên

Huyện Yên Mỹ có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Mỹ (huyện lỵ) và 16 xã.

Huyện Yên Mỹ có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Mỹ (huyện lỵ) và 16 xã.

Giới  thiệu về huyện Yên Mỹ (Hưng Yên):

Huyện Yên Mỹ đã có từ lâu đời, nằm ở vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử.

Ngày 25 tháng 2 năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy, gồm 4 huyện:

Năm 1891, bãi bỏ đạo Bãi Sậy, huyện Yên Mỹ nhập vào tỉnh Hưng Yên.

Năm 1968, hợp nhất tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hưng. Huyện Yên Mỹ thuộc tỉnh Hải Hưng.

Năm 1977, hợp nhất huyện Văn Giang và huyện Yên Mỹ thành huyện Văn Yên.

Năm 1979, hợp nhất huyện Văn Mỹ và 14 xã của huyện Văn Yên thành một huyện lấy tên là huyện Mỹ Văn; hợp nhất huyện Khoái Châu và 14 xã còn lại của huyện Văn Yên thành một huyện lấy tên là huyện Châu Giang. Lúc này, phần lớn huyện Yên Mỹ cũ thuộc huyện Mỹ Văn.

Năm 1994, thành lập thị trấn Yên Mỹ thuộc huyện Mỹ Văn từ xã Trai Trang cũ.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ và điều chỉnh 5 xã: Minh Châu, Việt Cường, Yên Phú, Yên Hòa và Hoàn Long thuộc huyện Châu Giang cũ về huyện Yên Mỹ quản lý.

Huyện Yên Mỹ có 9.004,7 ha diện tích tự nhiên và 121.927 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Giai Phạm, Đồng Than, Ngọc Long, Thanh Long, Nghĩa Hiệp, Liêu Xá, Tân Lập, Trung Hưng, Lý Thường Kiệt, Tân Việt, Trung Hòa, Minh Châu, Việt Cường, Yên Phú, Yên Hòa, Hoàn Long và thị trấn Yên Mỹ.

Từ đó, huyện Yên Mỹ có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

Huyện Yên Mỹ nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh) có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (quốc lộ 5B), đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên và một số đường giao thông quan trọng khác.

+ Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Ân Thi.

+ Phía Tây giáp huyện Văn Giang.

+ Phía Tây Nam và Nam giáp huyện Khoái Châu.

+ Phía Bắc giáp thị xã Mỹ Hào và huyện Văn Lâm.

Huyện Yên Mỹ có tổng diện tích đất tự nhiên 92,38 km², dân số năm vào năm 2020 là 159.146 người, mật độ dân số đạt khoảng 1.723 người/km².

Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Nhìn chung về địa hình đồng ruộng của huyện độ cao thấp không đều nhau, mà có sự chênh lệch về cốt đất. Đất đai có xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình từ 2,5 + 3,7m cao nhất +4m tập trung ở các xã Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hoà, thấp nhất +1,5 đến +2m tập trung ở các xã Trung Hoà, Thường Kiệt, Trung Hưng,…

Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 – 27oC. Lượng mưa hàng năm từ 1.600 – 1.700mm và tập trung vào các tháng 8, 9. Với đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, song ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.

Nằm về phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, phía Đông Nam giáp huyện Ân Thi, phía Tây giáp huyện Văn Giang, phía Tây Nam và phía Nam giáp huyện Khoái Châu, phía Bắc giáp thị xã Mỹ Hào và huyện Văn Lâm, huyện Yên Mỹ là trung tâm đầu mối của tỉnh có thể giao thương thuận tiện với nhiều khu vực. Nằm giữa hai “chân kiềng” của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội và Hải Phòng, Yên Mỹ đang có những lợi thế to lớn để phát triển. Biến lợi thế thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển, công nghiệp phát triển nhanh đang tạo ra thế và lực mới đưa Yên Mỹ bắt kịp, hội nhập nhanh với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Kết cấu hạ tầng nông thôn đang dần được hiện đại hoá, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Trụ sở Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện khang trang, bề thế, nhà làm việc của các ban, ngành, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học và trung tâm y tế. Lĩnh vực giáo dục – đào tạo có sự chuyển biến tích cực về cả quy mô và chất lượng. Huyện Yên Mỹ đang tập trung xây dựng các công trình, dự án trọng điểm như: Công trình khu lưu niệm Trung tướng Nguyễn Bình, đường QH số 1, Đường QH số 4 giai đoạn 1, Đường ĐH 42, Dự án sông Cầu Treo,…

Trong xây dựng nông thôn mới, đến tháng 6 năm 2018 toàn huyện đạt chuẩn 289 tiêu chí, bình quân đạt 18,1 tiêu chí/xã, các xã trong huyện đã về đích xây dựng nông thôn mới là: Nghĩa Hiệp, Yên Phú, Hoàn Long, Giai Phạm, Ngọc Long, Tân Lập, Liêu Xá,… Hoàn thành công tác lập quy hoạch vùng huyện, lập chương trình phát triển đô thị huyện, Đề án công nhận Đô thị loại V cho 4 xã Giai Phạm, Nghĩa Hiệp, Liêu Xá, Tân Lập, qua đó tạo bộ mặt nông thôn ở Yên Mỹ có sự đổi thay rõ rệt về diện mạo.

Trong những năm qua, ngành giáo dục – đào tạo Yên Mỹ đã triển khai các nhiệm vụ quan trọng như: bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục. Những cố gắng này đã đem lại hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99%, trung học cơ sở đạt 99,71% và Trung học phổ thông đạt 97%. Tỷ lệ phòng học kiên cố các bậc học mầm non 78,9%, tiểu học 94,5%, THCS 98,6%.

Công tác y tế, dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và các lĩnh vực văn hoá – xã hội, thể dục – thể thao được chính quyền huyện đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tỷ lệ tăng dân số giảm xuống còn 0,36%, 16/17 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 100% trạm y tế xã đã có bác sĩ, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở.

Đến năm 2018, toàn huyện có 78/85 làng được công nhận là làng văn hoá, 87% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chuyển biến tích cực. Ngoài ra, Yên Mỹ có hàng trăm di tích lịch sử văn hoá được công nhận, đặc biệt là khu di tích thờ danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại Liêu Xá, khu nhà tưởng niệm tổng bí thư Nguyễn Văn Linh được đầu tư tôn tạo, xây dựng thêm nhiều hạng mục thu hút khách thăm quan du lịch trong và ngoài huyện.

Tới dự có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, các tỉnh thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam...

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Hưng Yên và huyện Mỹ Hào trong quá trình xây dựng và phát triển thành thị xã.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định: Việc thành lập thị xã Mỹ Hào là dấu mốc quan trọng mở ra bước phát triển mới, nhằm khơi dậy tiềm năng, thế mạnh và các nguồn lực của địa phương, tạo cơ hội và động lực cho sự phát triển lâu dài, tạo thế và lực mới trong xu thế hội nhập, góp phần quan trọng phát triển tỉnh Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực tam giác kinh tế Đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Ghi nhận những kết quả của thị xã Mỹ Hào trong những năm qua, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý địa phương cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc bổ sung quy hoạch phát triển đô thị theo hướng bền vững, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh tế; nâng cao năng lực của hệ thống chính trị và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý đô thị; tiếp tục chỉnh trang đô thị văn minh, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với đó, Mỹ Hào cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng, chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp. "Với những thành tựu đã đạt được, thị xã Mỹ Hào sẽ được xây dựng ngày càng hiện đại, là động lực quan trọng góp phần xây dựng quê hương Hưng Yên vững mạnh trong thời kỳ mới", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.

Thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên được thành lập theo Nghị quyết số 656 ngày 13/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Trên cơ sở toàn bộ hiện trạng diện tích tự nhiên và dân số thị xã Mỹ Hào được thành lập có bảy phường thuộc khu vực nội thị bao gồm: Bạch Sam, Bần Yên Nhân, Dị Sử, Minh Đức, Nhân Hòa, Phan Đình Phùng và Phùng Chí Kiên. Khu vực ngoại thị có sáu xã: Cẩm Xá, Dương Quang, Hòa Phong, Hưng Long, Ngọc Lâm và Xuân Dục.

Trong những năm qua Mỹ Hào đã đạt nhiều thành tựu khả quan trên các lĩnh vực. Tốc độ GDP tăng trưởng bình quân hàng năm đạt hơn 18%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: nông nghiệp - 3,1% , công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - 64,7%, thương mại, dịch vụ - 32,2%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 108 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 75 triệu đồng/người/năm.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn được đầu tư hiện đại đã tạo động lực mạnh mẽ trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án trọng điểm tại đây đã tạo nên tầm vóc của đô thị hiện đại như: Trục kinh tế Bắc - Nam, Bến xe Mỹ Hào, đường trục trung tâm đô thị, dự án chỉnh trang khu đô thị Văn Nhuế, các khu đô thị thương mại dịch vụ Phúc Thành, Yên Sơn, Sen Hồ, GreenSea City...

Trên địa bàn đã có các khu công nghiệp đang hoạt động và hình thành như: Phố Nối A, Phố Nối B, Thăng Long II, Minh Đức, Minh Quang, Dệt may Phố Nối và địa phương đang đề nghị thành lập các cụm công nghiệp tại các làng nghề mộc Hòa Phong, Phan Đình Phùng... Hệ thống hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp của huyện ngày càng được hoàn thiện. Đến nay đã có trên 230 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài được phê duyệt, thu hút hàng chục nghìn lao động trong và ngoài huyện vào làm việc.

Tiểu thủ công nghiệp của địa phương phát triển khá. Nhiều ngành nghề, làng nghề trong nông thôn được mở rộng với gần 2.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp; tám làng nghề được UBND tỉnh công nhận (trong đó xã Hòa Phong được công nhận xã làng nghề); nhiều làng nghề đã khẳng định được vị thế trên thị trường như: Tương Bần, chế biến lương thực, thực phẩm Lỗ Xá, nghề mộc mỹ nghệ ở xã Hòa Phong... Dịch vụ kinh doanh thương mại phát triển mạnh, với khoảng trên 1.000 cơ sở và cửa hàng bán lẻ truyền thống. Cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư nâng cấp; mạng lưới xe buýt được hình thành, kết nối với thủ đô Hà Nội và các thành phố Hải Dương, Hưng Yên; nhiều hãng taxi, doanh nghiệp vận tải được thành lập, hoạt động có hiệu quả đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân.

Ông Vương Văn Đức, Bí thư Thị ủy Mỹ Hào, chia sẻ: Thị xã Mỹ Hào được thành lập là bước tiến lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, là nền tảng để phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III. Trong thời gian tới thị xã Mỹ Hào tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế và môi trường; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn để Mỹ Hào thực sự là thị xã công nghiệp dịch vụ hiện đại, văn minh./.

Trường THPT Mỹ Hào được thành lập tháng 9 năm 1961, tiền thân là Trường cấp 3 Yên Mỹ và cấp 3 Bần Yên Nhân. Khi mới thành lập, trường tiếp nhận học sinh ở các huyện phía Bắc Hưng Yên...

Bùi Quang Huy Cựu học sinh khóa đầu tiên của Trường THPT Mỹ Hào,  Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên

Trường THPT Mỹ Hào được thành lập tháng 9 năm 1961, tiền thân là Trường cấp 3 Yên Mỹ và cấp 3 Bần Yên Nhân. Khi mới thành lập, trường tiếp nhận học sinh ở các huyện phía Bắc Hưng Yên gồm: Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ và phía Bắc 2 huyện Khoái Châu và Ân Thi. Buổi đầu thành lập, trường chưa có địa điểm ổn định, thầy và trò nhà trường phải dạy và học nhờ Trường Bổ túc văn hoá cán bộ tỉnh (sau này là khu tập thể của nhà máy xay Yên Mỹ) đóng trên địa bàn xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ. Vì vậy năm học đầu tiên, trường có tên gọi là Trường cấp 3 Yên Mỹ, có 4 lớp 8 (nay là lớp 10) với 218 học sinh; có 10 thầy, cô giáo đảm nhiệm việc giảng dạy, quản lý. Đến năm học 1962 - 1963, tỉnh đã quyết định cho xây dựng trường tại thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào (nay là phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào). Lúc này trường đổi tên là Trường cấp 3 Bần Yên Nhân. Quy mô của nhà trường đã được mở rộng hơn, có 8 lớp (lớp 8, 9) với 417 học sinh và 18 cán bộ, giáo viên. Giáo viên của nhà trường lúc đó chủ yếu ở Hà Nội, có thầy từ miền Trung ra dạy học.

Nhớ lại những ngày đầu mới thành lập (năm 1961), cơ sở vật chất còn nghèo nàn, vị trí chưa ổn định. Vừa học, thầy và trò nhà trường vừa bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất. Từng viên gạch hồng, từng bức tường thơm mùi vôi vữa… được dựng lên, đều do chính thầy và trò nhà trường cùng hăng say lao động sau mỗi giờ học. Cả giáo viên và học sinh phải mang lương thực, chất đốt, đồ dùng học tập, sinh hoạt từ nhà đến ở nhờ nhà dân quanh trường. Phương tiện giao thông lúc ấy hết sức hiếm, số xe đạp của học sinh đếm trên đầu ngón tay. Có nhiều học sinh nhà cách trường 7, 8 cây số, hàng ngày đều đặn đi bộ đến trường. Có bạn nhà ở xa hơn chục cây số, thì phải đi sớm từ sáng thứ 2, ở trọ lại đến chiều thứ 7 mới về nhà. Ngày đó, tình cảm của người dân ở gần trường đối với giáo viên, học sinh thật trân quý. Nhiều nhà dân còn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng đã nhường nơi ăn, chốn ở, không thu tiền trọ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học sinh yên tâm học tập. Tình cảm giữa học sinh và chủ nhà thật đầm ấm, gần gũi.  Học sinh chúng tôi thời đó không chỉ có nhiệm vụ học tập, lao động xây dựng trường mà còn lao động công ích nhiều lắm. Khóa học của chúng tôi tham gia đào đất xây dựng trường học, đắp nắn đường 5 giao cắt với đường sắt Như Quỳnh, trạm bơm Như Quỳnh, đường Quán chuột (nay là đường trung tâm Khu công nghiệp Phố Nối A nối từ đường 5 tới đường sắt), nạo vét kênh mương và nhiều công trình giao thông, thủy lợi khác; một số công trình văn hóa, phúc lợi công cộng của các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ. Lao động nhiều, vất vả nhưng vui, tình thầy trò đằm thắm, nhiều kỷ niệm khó quên. Vất vả, khó khăn là vậy, ai cũng hăng say học hành vì được các thầy, cô tận tình chăm lo giảng dạy.

Khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng các phong trào của trường cũng rất khá. Đoàn Thanh niên lao động (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) hoạt động rất sôi nổi, đạt nhiều thành tích xuất sắc, được các cấp khen thưởng. Phong trào văn hóa, thể thao rất sôi động, học sinh tích cực tham gia hội thao, hội diễn ở nhiều nơi. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3.2.1963), nhà trường vinh dự có 5 học sinh được đi học cảm tình Đảng. Tốt nghiệp cấp 3, người đi học đại học, trung học chuyên nghiệp, nhưng cũng nhiều người tham gia bộ đội, thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, góp sức nhỏ bé của mình để xây dựng quê hương, đất nước…

60 năm ấy biết bao kỷ niệm về trường, thế hệ học sinh khóa đầu chúng tôi đã vào tuổi 80. Nhiều người đã trưởng thành trong công tác, kinh doanh, có bạn là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng, Tổng giám đốc, cán bộ chủ chốt của tỉnh, Giám đốc các sở, ngành tỉnh và cán bộ chủ chốt các đơn vị, có bạn làm giáo viên rồi cán bộ quản lý của trường. Nhớ đến trường là nhớ các thầy, cô, các bạn học một thời hăng say học tập trong gian khó, khi ra trường đã hy sinh anh dũng cho Tổ quốc, đã viết lên trang truyền thống vẻ vang của Trường cấp 3 Bần Yên Nhân, đó là những liệt sỹ mà hôm nay họ không về thăm trường được.

Nhân dịp 60 năm thành lập, về thăm trường xưa, nghe giới thiệu về truyền thống của nhà trường, chúng tôi - những cựu học sinh khóa đầu của trường không khỏi bồi hồi xúc động, tự hào trước những thành tích to lớn mà nhà trường đạt được. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng nhà trường, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Mỹ Hào đã tích cực giảng dạy, học tập và công tác, hăng hái tham gia phong trào thi đua như phong trào “Hai tốt”. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều giáo viên và học sinh của nhà trường đã xếp bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Khi giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, nhà trường phải nhiều lần sơ tán về các địa bàn xa trung tâm huyện. Đất nước thống nhất, thầy và trò nhà trường bắt tay vào việc khôi phục, củng cố cơ sở vật chất, tiếp tục đặt việc dạy chữ, dạy người lên hàng đầu, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, thi đua dạy tốt, học tốt. Chính vì vậy, chất lượng dạy và học của nhà trường tiếp tục được khẳng định, quy mô trường, lớp tiếp tục được mở rộng. Ngày 1.1.1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhà trường đã huy động các nguồn lực để xây dựng, tu sửa và trang bị mới về cơ sở vật chất, tạo điều kiện để thầy và trò có môi trường giáo dục thuận lợi hơn. Đến nay, 100% số phòng làm việc, phòng học và phòng học bộ môn, phòng học đa phương tiện, thư viện... đã được xây dựng kiên cố cao tầng. Tháng 3.2010, nhà trường vinh dự được công nhận trường chuẩn quốc gia. Hàng năm, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng luôn đứng ở tốp đầu trong toàn tỉnh, có nhiều học sinh đỗ Thủ khoa, Á khoa, có em đạt điểm tuyệt đối 30/30. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Trường THPT Mỹ Hào không chỉ tác động đến phong trào dạy và học của thầy và trò, mà còn tác động tích cực đến các bậc phụ huynh trong việc chăm lo học tập, rèn luyện của con em mình…

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, với sự nhiệt huyết, yêu nghề, đoàn kết của các thế hệ giáo viên, sự cố gắng tích cực của các thế hệ học sinh đã và đang học tập tại nhà trường, Trường THPT Mỹ Hào đã không ngừng phấn đấu để khẳng định vị trí của mình trong hệ thống giáo dục - đào tạo của tỉnh và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “trồng người”. Từ mái trường này, nhiều cán bộ, giáo viên và học sinh đã trưởng thành, có người đã trở thành cán bộ chủ chốt của các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các nhà khoa học, cán bộ quản lý... góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương. Nhiều năm qua, nhà trường liên tục giữ vững danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc, cơ quan, đơn vị văn hoá cấp tỉnh. Thành tích của nhà trường được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất; Cờ thi đua của Chính phủ năm 2007 và 2011. Tổ chức Đảng nhà trường liên tục được công nhận danh hiệu tổ chức cơ sở đảng, trong sạch vững mạnh cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2009, được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tặng Cờ “Chi bộ trong sạch, vững mạnh có thành tích tiêu biểu 5 năm 2004 - 2009”. Công đoàn, Đoàn Thanh niên được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Đặc biệt, trong năm 2010, nhà trường đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen có thành tích tiêu biểu trong 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các năm gần đây, nhà trường tiếp tục nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.

60 năm so với lịch sử không dài, nhưng với Trường cấp 3 Bần Yên Nhân nay là Trường trung học phổ thông Mỹ Hào, là thời gian có bề dày truyền thống lịch sử, kể từ khi thành lập trường đến quá trình phát triển của trường. Nhân dịp 60 năm thành lập trường, cựu học sinh khóa I chúc Trường THPT Mỹ Hào ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tích trong dạy và học. Chúc các thầy, cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, các bạn học sinh học giỏi đạt nhiều thành tích trong học tập, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của trường trong 60 năm qua.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.