Cám Gạo Là Gì

Cám Gạo Là Gì

Gạo Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng nhiều Tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt như sau:

Gạo Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc phải đáp ứng nhiều Tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt như sau:

Tư vấn đăng ký xuất khẩu gạo, cám gạo sang Trung Quốc

Với mục tiêu đồng hành, góp phần tháo gỡ khó khăn khi đăng ký xuất khẩu cho ngành gạo, SUTECH cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký xuất khẩu gạo, cám gạo sang Trung Quốc chuyên nghiệp, trọn gói, hiệu quả.

SUTECH là đơn vị đi đầu cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký mã GACC tại Việt Nam. Chuyên gia, chuyên viên tư vấn, kỹ thuật của chúng tôi nắm vững các yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ và trình tự đăng ký để tối ưu thời gian và hiệu quả đăng ký mã, giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội xuất khẩu.

Dịch vụ được tối ưu hóa không chỉ từ việc nắm vững các yêu cầu của phía Trung Quốc và cơ quan chức năng Việt Nam mà còn từ kinh nghiệm đăng ký thực tế, xử lý lỗi sai, dự báo các vấn đề có thể xảy ra và hoàn chỉnh quy trình tư vấn.

Bên cạnh yêu cầu chung theo lệnh, mỗi sản phẩm, ngành hàng lại có những yêu cầu, điều kiện riêng cần đáp ứng để đăng ký mã xuất khẩu thành công. Do đó, việc có kinh nghiệm trong đăng ký xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giúp SUTECH có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

SUTECH không cam kết chi phí rẻ nhất thị trường nhưng chúng tôi cam kết cung cấp báo giá minh bạch, hợp lý và trọn gói để doanh nghiệp có thể dự toán chi phí phù hợp, hạn chế tối đa việc phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện.

Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm thông tin về đăng ký mã GACC cho gạo, cám gạo xin vui lòng liên hệ HOTLINE 0868.129.838 | 0868.221.838

Trong 22 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc được AQSIQ cấp phép, SUTECH vinh dự nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp trong hoạt động bổ sung hồ sơ đăng ký đáp ứng công hàm 353 đối với các đơn vị đăng ký nhanh năm 2021. Ngoài ra, SUTECH cũng tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất gạo khác để có mã xuất khẩu vào thị trường này. Các khách hàng tiêu biểu của chúng tôi bao gồm:

Công Ty Cổ Phần Nông Sản Vinacam

Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kiên Giang

Công Ty TNHH MTV Lương Thực Thoại Sơn ( Thuộc Tập Đoàn Lộc Trời)

Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thành Tín

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Intimex

Liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được tư vấn đăng ký mã xuất khẩu gạo, cám gạo sang Trung Quốc trọn gói!

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, mới đây, Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ đã ban hành Thông báo số 21/2023 về việc cấm xuất khẩu cám gạo trích ly (Deoiled Rice Bran Extraction- DORB), có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 30/11/2023.

Diễn biến xảy ra sau hơn một tuần khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tẻ thương (non-Basmati). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh giá sữa và các sản phẩm sữa trong nước tăng đáng kể do giá thức ăn gia súc tăng vọt, trong đó thành phần chính là cám gạo cám trích ly (DORB) hoặc chiết xuất cám gạo, một thành phần chính trong thức ăn gia súc, gia cầm và cá.

Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, trong 5 tháng đầu năm 2023, Ấn Độ xuất khẩu 288 nghìn tấn cám gạo trích ly (mã HS 23069090), giảm 21,54% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng cám xuất khẩu sang Việt Nam đạt 155,9 nghìn tấn, chiếm 54,13% tổng lượng xuất khẩu của Ấn Độ.

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo có hiệu lực ngay lập tức, sẽ có tác động tới các hợp đồng xuất khẩu cám gạo nhưng chưa tiến hành giao hàng. Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu lượng cám gạo lớn từ Ấn Độ nên sẽ rủi ro cho các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cần nhanh chóng làm việc với đối tác xuất khẩu tại Ấn Độ để xem tình trạng hàng và giải quyết vấn đề trên cơ sở hợp đồng.

Quy định xuất khẩu gạo và cám gạo sang Trung Quốc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường Trung Quốc, việc nắm rõ các tiêu chuẩn và quy trình xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình đăng ký xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này.

Khó khăn khi đăng ký xuất khẩu gạo, cám gạo sang Trung Quốc

Trước năm 2017, việc xuất khẩu gạo và cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc khá đơn giản, nhưng từ khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo, cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký năm 2016 thì hoạt động này trở nên khó khăn hơn nhiều. Bằng chứng là chỉ có 22 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện và được AQSIQ cho phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.

Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đối mặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt của Trung Quốc, sự thay đổi về yêu cầu an toàn thực phẩm cũng như đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc theo lệnh 248, 249 của GACC. Ngay bản thân các doanh nghiệp đã có mã cũng phải thực hiện bổ sung hồ sơ theo công hàm 353 để không làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong đăng ký mới/bổ sung hồ sơ mã GACC do không nắm bắt kịp thời sự thay đổi về quy định, yêu cầu về giấy tờ, trình tự, thủ tục đăng ký/bổ sung hồ sơ trên hệ thống và cả các lỗi kỹ thuật liên quan đến hệ thống của phía Trung Quốc.

Những khó khăn trong việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Mặc dù đã có các thỏa thuận xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Các yêu cầu kiểm soát chất lượng ngày càng khắt khe của Trung Quốc, đặc biệt là về an toàn thực phẩm, gây ra nhiều thách thức. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều hơn vào quy trình sản xuất, từ khâu chăm sóc đến thu hoạch, chế biến và vận chuyển.

Bên cạnh đó, việc đăng ký xuất khẩu gạo còn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc. Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục BVTV, doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ thông tin theo quy định, chứng minh quy trình sản xuất ngoài đồng ruộng đến thu hoạch, sơ chế và chế biến. Hơn nữa, việc nộp hồ sơ và theo dõi tiến độ phê duyệt cũng là một phần không thể thiếu trong quy trình này.

Tình hình xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc có sự khởi sắc trở lại kể từ đầu năm 2023 khi nước này mở cửa thị trường sau dịch COVID-19. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Philippines. Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này chiếm 17,5% tổng khối lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Việt Nan xuất khẩu 445.237 tấn gạo với trị giá 260 triệu USD (tăng mạnh 93,2% về lượng và 116% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái), đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2023, chiếm 33% thị phần.

Các quốc gia chủ lực xuất khẩu gạo sang Trung Quốc như Ấn Độ, Pakistan hạn chế xuất khẩu gạo/sản lượng giảm do thiên tai… cùng với chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được nâng cao là cơ hội lớn để Việt Nam chiếm lĩnh thị phần lớn hơn tại thị trường màu mỡ này.

Ngoài nhu cầu về gạo, Trung Quốc cũng có nhu cầu nhập khẩu cám gạo làm thức ăn chăn nuôi. Đây cũng là một sản phẩm Việt Nam có thể đẩy mạnh trong thời gian tới.