Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Có nhiều chỉ số khác nhau được dùng để đánh giá sự giàu có của một quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng thường bao gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP bình quân đầu người hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Sultan Kosen (sinh năm 1982) là người Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness xác nhận là người cao nhất thế giới hiện nay với chiều cao 251cm. Sở dĩ Kosen có sự phát triển chiều cao quá mức như vậy là do anh mang một khối u làm ảnh hưởng đến tuyến yên. Với tầm vóc to lớn, Kosen phải sử dụng 2 nạng để di chuyển dễ dàng hơn.
Cùng với Sultan Kosen, tháng 10/2021, Rumeysa Gelgi (sinh năm 1997) cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ, được Guinness công nhận là người nữ cao nhất thế giới với 215cm.
Afshin Esmaeil Ghaderzadeh (sinh năm 2002) ở Iran được tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người đàn ông bé nhất thế giới khi cao 65,24 cm. Trước đó, người giữ kỷ lục này là Edward “Nino” Hernandez (36 tuổi, Colombia), cao hơn Afshin gần 7cm.
Chàng trai 20 tuổi sinh ra với trọng lượng cơ thể chỉ 700g. Hiện giờ, cân nặng của anh lên 6,5kg. Do khiếm khuyết về thể chất, anh phải ngưng việc học nhưng trí tuệ vẫn phát triển bình thường. Afshin có thể sử dụng thành thạo điện thoại thông minh.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 23/1 công bố nghiên cứu cho thấy tổng chi xã hội của Pháp cho chương trình y tế, các khoản trợ cấp và các dịch vụ xã hội khác trong năm 2018 chiếm tới 32% GDP của nước này, tăng mạnh so với mức 25% GDP của năm 1990 và tăng gần gấp 3 lần so với mức 12% GDP của năm 1960. Trên thực tế, tăng chi tiêu xã hội không chỉ là xu hướng ở Pháp, mà đây là xu hướng chung ở các nước phát triển, qua đó phản ánh sự phát triển của hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng toàn diện hơn, các khoản chi trợ cấp cũng tăng lên khi con người sống lâu hơn. Tuy nhiên, mức chi của Pháp cao hơn nhiều so với mức chi bình quân 20,5% GDP của 36 nước thành viên OECD. Trong khi đó, Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới - có mức chi xã hội là 19% GDP, còn Đức (nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới và lớn nhất Liên minh châu Âu), dành 25% GDP cho chi tiêu xã hội. Theo báo cáo công bố gần đây, tính cả khoản ngân sách chi cho ngành cảnh sát và quốc phòng, tổng chi tiêu công của Pháp trong năm 2017 tương đương 56,5% GDP, đứng đầu EU. Những con số nêu trên chắc chắn còn tăng trong thời gian tới khi Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron triển khai kế hoạch tăng lương và giảm thuế cho những người có thu nhập thấp và nghỉ hưu, dự kiến tiêu tốn khoảng 10 tỷ euro (11,5 tỷ USD). Tháng 12/2018, ông Macron đã công bố kế hoạch này nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình "Áo vàng" kéo dài suốt thời gian qua ở Pháp. Gói biện pháp trên được cho sẽ khiến mức thâm hụt ngân sách của Pháp vượt mức tối đa 3% GDP theo quy định của EU. Cũng theo nghiên cứu của OECD, tốp ba quốc gia có mức chi xã hội cao nhất thế giới ngoài Pháp, còn có Bỉ và Phần Lan với mức chi tiêu của mỗi nước là 30% GDP./.
Theo dữ liệu phân tích y tế của tổ chức NCD Risk Factor Collaboration liên kết với Đại học Imperial College London của Anh, Đông Timor là quốc gia lùn nhất thế giới với chiều cao trung bình chỉ là 155,47cm. Xếp thứ 2 là Lào với 155,89cm, thứ 3 là Madagascar với 156,36cm, thứ 4 là Guatemala với 156,39cm, thứ 5 là Philippines với 156,41cm.
Hà Lan hiện là quốc gia cao nhất trên thế giới với chiều cao trung bình của người dân là 175,62cm. Danh hiệu này đã tồn tại trong nhiều năm liên tiếp. Một số nghiên cứu chỉ ra nhiều lý do giúp người Hà Lan cao nhất thế giới, trong đó liên quan đến vấn đề chọn lọc tự nhiên qua gene di truyền cùng các điều kiện môi trường, thói quen uống sữa, dịch vụ y tế tốt. Nghiên cứu của Health Consumer Powerhouse (Thụy Điển) cho thấy Hà Lan có dịch vụ y tế tốt nhất EU.
Việt Nam có chiều cao trung bình của người dân là 159,01cm. Cụ thể, trung bình chiều cao nam giới là 164,44cm, nữ giới là 153,59cm.
Ông Majid Ezzati, người điều hành nghiên cứu NCD tại Imperial College London cho biết yếu tố di truyền chỉ là một phần cho câu trả lời về sự khác biệt chiều cao giữa người dân các nước. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống cũng tác động tới chiều cao. Điển hình, người dân các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có chiều cao tăng lên đáng kể nhiều năm trở lại đây.