Có đến hơn 1,600 cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhưng số mã cổ phiếu với thị giá 3 con số (từ 100,000 VNĐ/cp trở lên) thì rất ít. Theo thống kê thì những cổ phiếu thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt không nằm trong nhóm cổ phiếu tài chính, mặc dù nhóm này chiếm đến gần một nửa giá trị vốn hoá của toàn thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nay cũng duy trì tăng trưởng ổn định trong thời gian dài, cho nên cũng là một động lực tốt thúc đầy giá cổ phiếu của họ đi lên.
Có đến hơn 1,600 cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhưng số mã cổ phiếu với thị giá 3 con số (từ 100,000 VNĐ/cp trở lên) thì rất ít. Theo thống kê thì những cổ phiếu thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt không nằm trong nhóm cổ phiếu tài chính, mặc dù nhóm này chiếm đến gần một nửa giá trị vốn hoá của toàn thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nay cũng duy trì tăng trưởng ổn định trong thời gian dài, cho nên cũng là một động lực tốt thúc đầy giá cổ phiếu của họ đi lên.
Ngày 23/04/2024, thị giá cổ phiếu WCS có mức giá đóng cửa ở mức 188,100 VNĐ/cp. Cổ phiếu WCS đã từng chạm mốc 218,561 VNĐ/cp.
CTCP Bến xe Miền Tây là doanh nghiệp Nhà nước đa ngành chuyên khai thác, kinh doanh bến xe, vận tải hành khách công cộng liên tỉnh và nội địa, trong đó công ty cũng cho thuê mặt bằng và ki-ốt, bãi đậu xe vận tải hàng hoá, giữ và vận chuyển hàng hoá, mua bán phụ tùng vật tư, ô tô, xăng dầu; lau rửa, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, đóng tàu & cung cấp các dịch vụ vận tải đường thuỷ… cùng nhiều dịch vụ vui chơi giải trí khác.
Thị giá cổ phiếu VE4 ngày 23/04/2024 đang dừng ở mức 259,400 VND/cp. Mức giá trên 200,000 VNĐ là lý do cổ phiếu VE4 nằm trong bảng xếp hạng những cổ phiếu thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt.
Tiền thân của VNECO4 là Xí nghiệp cơ điện trực thuộc Tổng công ty cổ phần Xây dựng điện Việt Nam, thành lập từ 1989. Vào ngày 12/09/2012, cổ phiếu của công ty được chấp thuận niêm yết trên sàn HNX với mã VE4. Hoạt động chính của doanh nghiệp là lắp đặt hệ thống, sản xuất bê tông, các sản phẩm xi măng thạch cao, buôn bán các thiết bị máy móc phụ tùng và vận tải hàng hoá.
Cổ phiếu NTC với mức giá đóng cửa ngày 23/04/2024 là 196,500 VNĐ/cp. Mức giá cao nhất trong ngày là 199,000 VNĐ/cp, giảm 1.7% so với mức giá của ngày 22/04/2024. Cổ phiếu NTC đạt đến mức đỉnh kể từ khi niêm yết đến nay vào ngày 18/12/2020 ở mức 267,763 VNĐ/cp.
CTCP KCN Nam Tân Uyên là một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), chuyên đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN, nhà ở, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, bến bãi; thi công, xây dựng các công trình công nghiệp & dân dụng, công trình giao thông, cầu đường, công trình điện, công trình thuỷ lợi; xây dựng nhà máy xử lý nước thải….
Mức giá đóng cửa của cổ phiếu VNZ ở thời điểm ngày 23/04/2024 dừng ở mức 455,000 VNĐ/cp. Mức giá cao nhất trong ngày là 465,000 VNĐ/cp. So với ngày giao dịch trước đó thì thị giá cổ phiếu VNZ đã giảm 2.28%. Đây được xem là cổ phiếu thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay. Trong tháng 03/2024, cổ phiếu VNZ thậm chí còn loanh quanh ở mức trên 500,000 VNĐ/cp. Kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán cho đến nay, mức giá cao nhất của cổ phiếu VNZ rơi vào ngày 25/08/2023 ở mức 1,279,000 VNĐ/cp.
Năm 2004, VNG được thành lập bởi 5 chàng trai trẻ, đến năm 2005 game online đầu tiên Võ Lâm Truyền Kỳ của công ty được phát hành. Năm 2007, VNG cho ra mắt cho trung tâm dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam mang tên Vinadata để giám sát việc sử dụng và lưu trữ dữ liệu của tất cả các sản phẩm trong công ty.
VNG cũng là đơn vị sở hữu thương hiệu Zing, Zalo và được coi là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam, trong năm 2014, VNG được định giá 1 tỷ USD theo World Startup report.
Thị giá cổ phiếu IDP ngày 23/04/2024 ở mức giá đóng cửa là 245,000 VNĐ/cp nên IDP nằm ở vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng những cổ phiếu thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt. Vào ngày 30/06/2023, thị giá cổ phiếu IDP đạt mức giá cao nhất là 309,333 VNĐ/cp.
Sữa Quốc tế bắt đầu thành lập nhà máy tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội vào năm 2004, công ty liên tục mở rộng nhà máy và nông trại bò sữa rại Hà Nội và các khu vực lân cận. Các sản phẩm của Sữa quốc tế IDP đều là các sản phẩm của lực của thành phố Hà Nội và được tổ chức Trade Leaders Club trao cúp cùng giấy chứng nhận giải thưởng Cúp vàng Châu Âu về chất lượng.
Tính từ ngày 15/04/2024 đến ngày 23/04/2024, thị giá cổ phiếu HLB ở mức 300,000 VNĐ/cp, điều chỉnh tăng 9.05% so với ngày 10/04/2024. Khỏi đầu từ con số 13,711 VNĐ/cp vào năm 2017, đến nay cổ phiếu HLB đã tăng 95%.
CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long được thành lập từ năm 1967 với cái tên bắt đầu là Nhà máy liên hợp thực phẩm Hòn Gai, ban đầu công ty sản xuất và phục vụ nhu cầu thực phẩm cho người dân tại Hồng Gai, sau đó chuyển đổi mục đích hoạt động dựa theo thị hiếu của khách hàng, năm 1992, công ty bắt đầu tham gia kinh doanh thị trường bia và nước giải khát.
Tháng 05/2016, Bia Hạ Long chuyển thành công ty đại chúng, thay đổi cơ cấu tổ chức, công ty liên tục cập nhật các kết quả nghiên cứu mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, khiến bia Hạ Long đạt được nhiều thành tựu mới.
NDC là cổ phiếu thuộc nhóm y tế, từ ngày 12/04/2024 đến ngày 23/04/2024 thị giá cổ phiếu NDC chưa có sự thay đổi, vẫn ở mức giá đóng cửa 168,000 VNĐ/cp. Thị giá cổ phiếu NDC cao nhất rơi vào ngày 27/10/2023 ở mức 256,100 VNĐ/cp.
CTCP Nam Dược được thành lập ngày 01/01/2004 tại Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 3.5 tỷ đồng, với ngành nghề chính là nuôi trồng, thu mua, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dược liệu. Nhà máy sản xuất dược phẩm của Nam Dược đạt chuẩn GMP-WHO, GSP và GLP, với diện tích nhà máy là 10,000 m2, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới để sản xuất ra các sản phẩm dược đạt được trình độ toàn thế giới công nhận. Hiện tại, sản phẩm của Nam Dược gồm cả thuốc tân dược, đông dược và là nơi tiếp nhận dược liệu từ nhiều kho dược liệu khác nhau để chế biến được ra các thành phẩm dược liệu cuối cùng.
Nhìn chung, các cổ phiếu thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán đều được chi trả cổ tức khá cao bằng tiền mặt, chẳng hạn như công ty Nhựa Bình Minh, Sữa Quốc tế, Phốt pho Apatit Việt Nam, CTCP Bến xe Miền Tây, Mía đường Sơn là… Các cổ đông thường nắm giữ các cổ phiếu trên trong dài hạn để nhận cổ tức thay vì giao dịch để ăn chênh lệch giá. Vì vậy, các cổ phiếu thị giá cao nhất sàn thường có tính thanh khoản không cao. Vì vậy, những nhà đầu tư theo trường phái đầu tư dài hạn, ung dung chờ hưởng lãi kép thì có thể chọn những cổ phiếu trên để có lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng thêm theo từng năm.
Cổ phiếu SAB đã vượt mốc 300.000 đồng, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường chứng khoán.
Phải mất hơn 10 năm kể từ giai đoạn đỉnh cao năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam mới lần đầu ghi nhận một cổ phiếu có thị giá vượt trên 300.000 đồng.
Tính đến phiên giao dịch gần nhất, mỗi cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã CK: SAB) được trao tay ở mức gần 320.000 đồng. Tương đương với vốn hóa thị trường của công ty đã vượt mốc 200.000 tỷ.
Dù lên sàn được gần một năm, tuy nhiên đà tăng của cổ phiếu Sabeco chỉ mới đột biến trong giai đoạn từ cuối tháng 7 đến nay, cùng với những thông tin về việc thoái vốn Nhà nước. Sự hấp dẫn của doanh nghiệp sản xuất bia có thị phần lớn nhất cả nước khiến nhà đầu tư trên thị trường kỳ vọng vào một thương vụ thoái vốn thành công, cùng sự xuất hiện của những đại gia ngoại.
Cổ phiếu SAB của Sabeco đã trở thành cổ phiếu đắt giá nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cổ phiếu SAB của Sabeco được niêm yết trên sàn HoSE từ cuối năm 2016 với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 110.000 đồng, tương ứng mức giá điều chỉnh là 108.350 đồng. Tuy nhiên chỉ sau hơn một năm, cổ phiếu này đã tăng gần 3 lần.
Bắt đầu từ cuối tháng 7, bộ đôi cổ phiếu ngành bia đã "nổi sóng" khi Bộ Công Thương yêu cầu 2 đơn vị này trình phương án thoái vốn Nhà nước ngay trong tháng và dự kiến sẽ được thực hiện trong năm nay. Trong báo cáo mới được Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đưa ra, việc thoái vốn hiện đã được "chốt" được ở phía Sabeco, khi Bộ Công Thương dự kiến sẽ bán 53,59%. Sau thoái vốn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp này sẽ giảm về 36%.
Dù thuộc nhóm giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 49%, nhưng tỷ lệ thoái vốn cao đưa Sabeco trở thành một trong những thương vụ được kỳ vọng nhất trong năm nay và năm sau. Nhà đầu tư hy vọng vào việc các tập đoàn lớn nước ngoài sẽ không tiếc tiền để thâu tóm doanh nghiệp bia giữ thị phần lớn nhất của Việt Nam.
Ngành bia Việt Nam hiện do 4 công ty lớn thống lĩnh, gồm: Habeco (Hanoi Brewery), Hue Brewery (do Carlsberg sở hữu 100% vốn), Sabeco (Saigon Brewery) và Heineken NV. Tổng cộng 4 doanh nghiệp trên theo ước tính nắm 90% sản lượng bia bán ra. Trong đó Sabeco là doanh nghiệp giữ thị phần lớn nhất.
Theo dữ liệu của Euromonitor, Sabeco hiện giữ thị phần gần 41% và tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu nhờ sự tăng trưởng mạnh ở nhiều phân khúc sản phẩm. Khác với Habeco tại thị trường phía Bắc đang đánh mất dần thị trường, thì Sabeco đang vươn lên mạnh mẽ và trở thành đối trọng lớn nhất cho những đối thủ nước ngoài như Heineken hay Carlsberg.
Tuy nhiên sau thời gian tăng giá liên tục, các công ty chứng khoán và nhà đầu tư đã bắt đầu tỏ ra nghi ngại khi định giá của Sabeco có phần quá cao.
Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Asahi, Akiyoshi Koji cho rằng "định giá của Sabeco quá cao và giá cổ phiếu không giảm xuống". Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) trong báo cáo mới công bố cũng đánh giá, "nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Heineken, Kirin và Thai Bev có vẻ quan tâm mặc dù giá bán vẫn là vấn đề".
Theo đơn vị này, mức định giá của Sabeco đang "đắt theo bất kỳ phương pháp định giá nào". Cổ phiếu các công ty bia trong khu vực hiện giao dịch với P/E dự phóng 2018 là 22,5 lần, trong khi ở mức giá hiện tại, cổ phiếu SAB có P/E dự phóng là 47 lần. Mức định giá này từ thị trường cũng cao hơn rất nhiều so con số 16 lần của Asahi, 21 lần đối với Carlsberg và 20 lần đối với Heineken.
Dù vậy, những lợi thế của Sabeco và vị thế của doanh nghiệp này tại một trong những thị trường tiêu thụ bia tăng trưởng cao nhất thế giới, sẽ là động lực cho các đại gia ngoại dốc hầu bao.
"Sabeco là một tài sản tốt và hiện tại không còn nhiều tài sản tương tự. Mức định giá cao hơn bình quân các công ty cùng ngành trong khu vực là hợp lý đối với nhà đầu tư chiến lược", báo cáo của HSC viết. Tuy nhiên đơn này này cũng nhấn mạnh rằng liệu nhà đầu tư chiến lược có chấp nhận mua Sabeco ở mức giá thị trường hiện tại hay không lại là vấn đề khác.
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 20,33 điểm (+1,62%) lên 1.272,04 điểm. Chỉ số HNX-Index tăng 1,88 điểm (+0,81%), lên 234,3 điểm.
Thanh khoản trên cả hai sàn tuần này cải thiện hơn so với tuần trước đó, khi khối lượng khớp lệnh tăng hơn 26,3% trên sàn HOSE và gần 12% trên sàn HNX, với đóng góp khá lớn trong phiên cuối tuần, do hoạt động cơ cấu danh mục của một số quỹ ETF.
Với động thái cắt giảm lãi suất của Fed đã thúc đẩy kỳ vọng tỷ giá hạ nhiệt, dòng tiền ngoại quay trở lại và qua đó, giúp thanh khoản thị trường tăng, thì nhóm ngành tích cực nhất là các mã công ty chứng khoán với SSI (+4,02%), HCM (+4,97%), FTS (+1,82%), VND (+4,9%), MBS (+4%), VCI (+3,29%), SHS (+3,38%) ...
Nhóm cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất là ngân hàng cũng có tuần tăng điểm, đồng thuận cao như VCB (+0,78%), BID (+1,76%), TCB (+6,08%), CTG (+3,15%), ACB (+5,12%), MBB (+3,56%), VPB (+2,71%) ...
Tương tự là nhóm cổ phiếu bất động sản, với CEO (+2,61%), PDR (+3,26%), DIG (+3,41%), HDG (+2,25%), VHM (+1,74%) ...
Trên sàn HOSE, các cổ phiếu nhỏ dẫn đầu đà tăng, trong đó, cổ phiếu AGM có tuần thứ hai liên tiếp là mã tăng cao nhất sàn, ghi nhận 8 phiên tăng trần liên tiếp từ 10/9 đến 19/9, trước khi bị bán chốt lời và giảm sàn trong phiên thứ Sáu 20/9 về 4.500 đồng. Tuần trước, cổ phiếu này tăng hơn 31%.
Các cổ phiếu khác như ABR, SVD, NCT, TTE đều chỉ có thanh khoản thấp. Trong khi phần còn lại đáng kể khác có cổ phiếu đầu ngành nhựa BMP, khi giá cổ phiếu đã vượt đỉnh cũ và thiết lập mức cao kỷ lục mới tại hơn 122.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu SSB cũng rất đáng chú ý, sau khi vào top giảm sâu nhất sàn cuối tuần trước đó, thì đã được mua bắt đáy mạnh trong tuần này với phiên tăng chạm giá trần ngày 19/9.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ITA giảm mạnh sau khi có công văn của HOSE về việc thực hiện đưa cổ phiếu vào diện hạn chế giao dịch và quyết định chính thức được đưa ra vào ngày 19/9.
Theo đó, cổ phiếu ITA bị chuyển từ diện diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26/9/2024. Nguyên nhân do, ITA tiếp tục vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch trước đó.
Trên sàn HNX, dòng tiền ngắn hạn chảy mạnh vào các cổ phiếu nhỏ, thị giá thấp và kéo hàng loạt những cái tên như MCO, HMR, SPI có những phiên tăng kịch trần liên tiếp.
Trong đó, SPI trong 12 phiên gần nhất thì có tới 11 phiên đóng cửa trong sắc tím, thanh khoản trồi sụt, khi có phiên khớp được hơn 1 triệu đơn vị, nhưng có phiên chỉ có vài chục nghìn cổ phiếu được sang tay.
Trái lại, cổ phiếu GKM giảm mạnh nhất sàn với thông tin lấy ý kiến trái chủ về việc kéo dài kỳ hạn trái phiếu GKMH2124001 thêm 02 năm đến 20/9/2026.
Trên UpCoM, các mã biến động mạnh nhất tuần này không có diễn biến đáng kể nào khi giao dịch thưa thớt, thanh khoản thấp.
Trong tuần, UpCoM chào đón hai cổ phiếu HNG và HBC có tuần giao dịch đầu tiên sau khi nhận quyết định hủy niêm yết trên HOSE.
Theo đó, cổ phiếu HBC có phiên đầu tiên giao dịch vào 18/9 với giá tham chiếu 5.700 đồng đã liên tiếp giảm trong cả ba phiên, kết tuần này tại 5.300 đồng, tương đương -7%.
Trong khi đó, cổ phiếu HNG cũng có phiên đầu tiên giao dịch cùng ngày 18/9 với giá 4.600 đồng và tăng 4,4%, nhưng đã giảm trong hai phiên còn lại, kết tuần tại 4.500 đồng. Khớp lệnh luôn nằm trong top cao nhất UpCoM, trong đó, phiên cao nhất khớp gần 15 triệu đơn vị.
Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 22,25 điểm (-1,75%), xuống 1.251,71 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 2,23 điểm (-0,95%), xuống 232,42 điểm.
Thanh khoản trên cả 2 sàn tuần này cao hơn so với tuần giao dịch sau lễ trước đó (do có đủ 5 phiên giao dịch so với 3 phiên của tuần trước) nhưng giá trị giao dịch trung bình phiên trên toàn thị trường giảm 21,29%.
Tuần qua, phần lớn các nhóm ngành tăng điểm đều chỉ có biên độ khiêm tốn, như nhóm hóa chất, phân bón, cao su với các mã CSV (+0,51%), DCM (+2,14%), BFC (+0,33%), GVR (+0,29%), PHR (+1,4%), ...
Một số các cổ phiếu riêng lẻ ở các ngành lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, khởi sắc như SBT (+8,37%), BAF (+12,68%), DBC (+5,56%), PAN (+3,97%) và AGM (+31,2%).
Nhóm ngành bảo hiểm chịu ảnh hưởng của bão lũ nên giao dịch kém tích cực với BVH (-4,58%), MIG (-7,71%), BMI (-3,99%), VNR (-5,57%), ABI (-6,54%), BIC (-5,91%), PVI (-3,62%) ...\
Đa số cổ phiếu ngành bất động sản giảm, với VHM (-2,05%), VRE (-3,98%), CEO (-4,97%), DIG (-2%), HDG (-4%), NVL (-11,15%), các cổ phiếu công ty chứng khoán cũng lùi bước với SSI (-3,29%), VND (-2,72%), VIX (-4,24%), BSI (-2,37%) ...
Trên sàn HOSE, các cổ phiếu riêng lẻ vừa và nhỏ hoạt động mạnh và tăng đáng kể như AGM, SGR, BAF, TCD khi đi kèm thanh khoản tương đối cao trong các phiên.
Trong đó, cổ phiếu SGR đang cho tín hiệu duy trì đà tăng, sau khi đã tăng gần 13% trong tuần trước kỳ nghỉ lễ 2/9.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu DRH bị bán tháo khá mạnh, dù phiên cuối tuần tăng kịch trần, nhưng những phiên lao dốc trước đó đã không cứu được cổ phiếu này. Kết thúc tuần này, cổ phiếu DRH cũng sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ tuần sau ngày 16/9/2024.
Cổ phiếu ngân hàng SSB bị chốt lời mạnh trong ba phiên 10, 11 và 12/9 khi giảm 6% mỗi phiên. Thực tế, cổ phiếu SSB đã cho tín hiệu điều chỉnh sau khi giá cổ phiếu đạt mức 20.000 đồng kể từ phiên ngày 23/8.
Trên sàn HNX, cổ phiếu CTP có thêm một tuần tăng mạnh, thanh khoản duy trì từ 0,2 triệu-0,4 triệu đơn vị khớp lệnh/phiên. Tổng cộng, cổ phiếu này đã có 9 phiên liên tiếp gần nhất tăng điểm. Trong đó, có tới 5 phiên tăng kịch trần và giá cổ phiếu đã lập mức đỉnh mới kể từ khi niêm yết.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu NRC bị bán tháo, đặc biệt trong hai phiên gần nhất khi đều giảm sàn, ngay sau khi nhận quyết định về việc không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ kể từ ngày 12/9/2024.
Trên UpCoM, các mã tăng, giảm mạnh nhất tuần này khá ảm đạm, khi giao dịch thưa thớt trong các phiên.
Đáng kể nhất có lẽ là cổ phiếu HIO khi có phiên khớp hơn 1,1 triệu đơn vị, và ngoài phiên 11/9 khớp chỉ hơn 32.000 đơn vị, thì ba phiên còn lại khớp 0,27 triệu đến 0,5 triệu đơn vị.